{title}
{publish}
{head}
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Thầy mo chính thực hiện các nghi lễ cầu mưa
Lễ cầu mưa tiếng Lô Lô gọi là Mề Pỉ, là một trong những nghi lễ quan trọng, linh thiêng của đồng bào dân tộc Lô Lô (tỉnh Cao Bằng). Lễ hội gắn với phong tục tập quán, lao động sản xuất được người dân lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Lễ Cầu mưa của đồng bào Lô Lô được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, không quy định là ngày đầu tháng hay cuối tháng, mà phụ thuộc vào sự sắp xếp thời gian của thầy mo chính trong bản. Điều đặc biệt theo quan niệm của đồng bào nơi đây, thì ngày được chọn diễn ra nghi lễ bắt buộc phải là ngày con rồng, vì theo họ vào ngày này thì thần Rừng mới cho mưa để phù hộ dân làng mùa màng tươi tốt.
Lễ Cầu mưa được tổ chức theo các nghi thức bởi một thầy mo chính, một thầy mo phụ và một đội phục vụ nghi lễ cùng sự tham gia đông đủ của bà con người dân tộc Lô Lô trong xóm.
Sau khi thầy mo chính đã chọn được ngày để hành lễ, trưởng xóm sẽ cử những người trong bản chuẩn bị sẵn lễ vật, các thanh niên sẽ đến khu rừng thiêng để quét dọn và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho việc thực hiện nghi lễ.
Từ xa xưa, với người Lô Lô đen ở tỉnh Cao Bằng, mỗi xóm làng đều có một khu rừng riêng của mình. Đây là khu vực rừng thiêng nơi sinh sống của các vị thần linh để bảo vệ và phù hộ cho làng bản. Vì vậy, theo quy định người dân trong xóm phải cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh và không ai được chặt phá cây trong rừng. Đặc biệt với những gia đình đang có người ở cữ thì tuyệt đối không được đi vào khu rừng này.
Đến ngày hành lễ, đội ngũ những người được cử sẽ đến cùng ăn sáng tại nhà thầy mo chính. Trước khi đến, làng đã chuẩn bị sẵn các con vật làm lễ gồm: bò, gà, chó, lợn, một mâm xôi, năm cái chén, năm đôi đũa, một bát gạo và kèm một chút lễ cảm ơn thầy mo kẹp trong giấy đỏ được sắp sẵn trên mâm vuông bằng gỗ hoặc cây trúc.
Khi đã đến khu rừng thiêng, mọi người sắp xếp đồ làm lễ được đặt theo trình tự từ phải qua trái: đầu tiên là mâm đồ cúng, tiếp đến là con bò, lợn, chó, và con gà được đặt ở phía ngoài cùng.
Sau buổi lễ bà con cùng hát múa những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình
Sau khi đã cắt tiết xong các con vật hiến tế, các thầy mo sẽ thực hiện nghi thức cúng tươi một lần nữa cũng mang ý nghĩa như trên, lần lượt dâng thần linh và các loại ma trong rừng.
Phần thịt còn lại cùng các con vật khác sẽ được dân làng đem ra chế biến cho bữa ăn tại rừng. Một điều bắt buộc trong nghi thức này là, dân làng sẽ dùng cây trong rừng để làm kiềng nấu bếp, chứ không được chuẩn bị và mang theo kiềng từ nhà đi.
Mỗi một hộ gia đình sẽ cử một thành viên để ăn trước cùng thầy mo (ăn cùng thần linh). Điều đặc biệt kiêng kị lúc này là, khi ăn mọi người tuyệt đối không được nói chuyện mà phải ăn theo sự chỉ dẫn của thầy mo chính.
Khi thủ tục ăn cùng thần linh đã xong, thầy mo chính sẽ đứng dậy hô một câu thần chú và mọi người đồng thời đứng dậy, rời khỏi vị trí ngồi của mình đến các mân cỗ đã được chuẩn bị sẵn cho bữa tiệc.
Ngoại trừ mâm của thầy mo và đội hát lễ phải ngồi riêng, thì các thành viên khác trong xóm sẽ ăn uống giao lưu cùng với anh em trong xóm và những vị khách được mời đến tham dự.
Trong khi mọi người đang ăn uống vui vẻ, tại mâm của thầy mo đội nghi thức sẽ hát đối đáp với nhau bằng giai điệu dân ca của người Lô Lô. Kết thúc những bài hát trong nghi thức lễ, bà con dân làng Lô Lô sẽ hát lên những câu hát dân ca mang ý nghĩa mời rượu để mời anh em trong xóm cũng như những vị khách đến dự nghi lễ quan trọng của dân làng.
Sau khi dân làng đã ăn uống và hát múa những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình, mọi người sẽ cùng nhau thu dọn vệ sinh khu rừng và trở lại cuộc sống thường ngày với một niềm tin vào cuộc sống khởi sắc hơn, một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Thúy Hồng (Báo Dân tộc và Phát triển)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một...
Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có hơn 860 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự phát triển của kinh tế thị...
baophutho.vn Huyện miền núi Thanh Sơn tập trung trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác...
Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành...
Điệu xoè Thái ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà...
Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm...
Gửi con cho thầy Tào là một trong những phong tục được lưu giữ từ bao đời nay trong cộng đồng người Tày, Nùng tỉnh Tuyên Quang.
baophutho.vn Phú Thọ có 17,4% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sinh sống tập trung ở địa bàn các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng,...
baophutho.vn Cùng với sự lớn mạnh của cơ quan dân tộc Trung ương, Ban Dân tộc tỉnh không ngừng trưởng thành, cùng các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể thực...
Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện...