{title}
{publish}
{head}
Cùng với sự lớn mạnh của cơ quan dân tộc Trung ương, Ban Dân tộc tỉnh không ngừng trưởng thành, cùng các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ; đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tạo chuyển biến cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023 được tổ chức tại tỉnh.
Ngay sau khi được tách ra từ Ban Dân tộc và Tôn giáo năm 2008, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tập trung làm tốt công tác tham mưu, quản lý, hướng dẫn, điều hành việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình thay đổi địa giới hành chính, chia tách, tái lập tỉnh, đến nay, Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị. Các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập có đông đồng bào dân tộc thiểu số Mường, Dao, Cao Lan (Sán Chay), Mông sống tập trung thành làng bản có bản sắc văn hoá dân tộc đậm nét. Các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, phát triển kinh tế- xã hội không đều, cư trú chủ yếu ở những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình đồi núi, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, mang nặng tính thuần nông tự cấp, tự túc...
Sau nhiều năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) giai đoạn 1, giai đoạn 2, song song với giai đoạn này có Chương trình 134 và Chương trình xây dựng các trung tâm cụm xã miền núi của tỉnh gồm các huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy như một luồng gió mới làm thay đổi rõ rệt hạ tầng cơ sở, kinh tế, văn hoá, đời sống đồng bào dân tộc, các xã miền núi, vùng khó khăn. Các trung tâm cụm xã miền núi được thành lập, hàng trăm công trình trường học, giao thông, điện, trạm y tế, chợ, thuỷ lợi, nước sạch đã được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng, thiết thực góp phần phục vụ đời sống và sản xuất của người dân vùng dồng bào dân tộc thiểu số.
Hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả khả quan. Hàng chục mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hàng chục nghìn hộ được hỗ trợ để sản xuất. Dự án quy hoạch, sắp xếp lại dân cư được chỉ đạo lồng ghép với dự án kinh tế mới đã giúp hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu được định canh định cư và có đất sản xuất. Hàng ngàn lượt cán bộ xã, thôn, bản được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn. Hàng trăm nhà tạm đã được hỗ trợ sửa chữa và xây mới. Chính sách về giáo dục - đào tạo, y tế cho con em đồng bào các dân tộc như cung cấp sách giáo khoa, miễn giảm học phí, cấp muối i ốt cho đồng bào ở các xã ĐBKK, đảm bảo đầy đủ. Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá phục vụ miền núi và tiêu thụ sản phẩm đã góp phần cải thiện đời sống cho đồng bào, thúc đẩy sản xuất.
Đồng chí Đinh Thị Linh- Bí thư chi bộ, trưởng khu Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập (người ngồi giữa) tuyên truyền, vận động bà con người dân tộc Mông từ bỏ hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Công tác giao đất giao rừng, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo được chú trọng, triển khai đầy đủ, nghiêm túc, đúng đối tượng. Công tác giáo dục, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai có hiệu quả. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nội dung trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa đã phát huy hiệu quả tích cực làm thay đổi căn bản diện mạo bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đồng bào dân tộc thiểu số đã dần từ bỏ các hủ tục lạc hậu, tập quán quảng canh chuyển sang sản xuất thâm canh, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đời sống từng bước ổn định và phát triển.
Những năm qua, dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng Trung ương, tỉnh đã quan tâm thực hiện khá đầy đủ và toàn diện các chính sách, phân bổ nhiều nguồn lực tập trung đầu tư hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm; bình quân lương thực tăng, giao thông nông thôn được sửa chữa, làm mới, mở rộng tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Các công trình thuỷ lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điện lưới quốc gia đã kéo đến vùng sâu, vùng xa nhất. Tuyệt đại đa số các hộ dân đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trẻ em đến tuổi được ra lớp. Các xã duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Học sinh người dân tộc thiểu số đỗ đại học, cao đẳng ngày một tăng. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên đã tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, tư duy phát triển kinh tế. Đồng bào DTTS vùng cao đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nhiều giá trị văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc được bảo tồn, phát huy. Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và đoàn thể vững mạnh được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, miền núi được củng cố, có nhiều chuyển biến tích cực. Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm nhận những chức vụ chủ chốt trong cấp uỷ, chính quyền ở cấp xã.
Có nhiệm vụ là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc đã chủ động trong công tác tổ chức triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, việc triển khai thực hiện, quản lý, sử dụng nguồn vốn được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn. Nguồn lực được phân bổ dựa trên nhu cầu thực tiễn của địa phương, đầu tư bước đầu có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải manh mún.
Phát huy những kết quả khả quan đã đạt được, thời gian tới, cơ quan làm công tác dân tộc trong tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục nâng cao trách nhiệm về công tác dân tộc trong tình hình mới; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước tới cán bộ và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo tinh thần Chỉ số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên bám sát địa bàn vùng sâu, vùng xa nắm tình hình cơ sở và những diễn biến về tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, kịp thời tham mưu cho các cấp, các ngành giải quyết những vấn đề mới phát sinh ở vùng đồng bào dân tộc.
Cầm Hà Chung
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện...
baophutho.vn Cách trung tâm thành phố Việt Trì 70km, huyện Yên Lập có 97 nghìn người sinh sống ở 17 xã, thị trấn; trong đó có đến 80% là người dân tộc thiểu...
Người Sán Chỉ (thuộc dân tộc Sán Chay) ở tỉnh Quảng Ninh hiện chiếm khoảng 12% dân...
Nằm ở độ cao 1.500m so mực nước biển, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) được ví như “cổng trời” xứ Nghệ. Trước đây, nhắc đến Mường Lống là người ta nói tới đói nghèo,...
Là một nghi lễ phản ánh đậm nét phong tục tập quán đẹp từ xa xưa gắn với trồng trọt hái lượm, lễ mừng lúa mới là lễ đầu tiên trong năm của đồng bào Xơ Đăng. Với nhiều hoạt động...
baophutho.vn Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đã huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách nước sạch...
Thôn Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có gần 80% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2018, thôn được xã chọn làm điểm thành lập Câu lạc bộ Tự quản giữ gìn...
Cuộc sống người dân ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay đến bất ngờ. Những con đường đất đầy bụi mùa nắng và nhão nhoét mùa mưa được thay thế bằng đường bê-tông sạch đẹp, những căn...
Tết té nước (Bun Huột Nặm) - Tết Cổ truyền của dân tộc Lào, tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đã lần đầu tiên được phục dựng với nhiều nghi lễ độc đáo và khác biệt...
Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên...