Cập nhật:  GMT+7

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Ánh nắng đầu ngày vừa ló rạng, từng đợt mây hồng đang kết chặt trên đỉnh đồi Hích như chầm chậm tản ra, rồi như sà xuống con ngõ nhỏ dẫn vào Lập Thắng. Và khi những thanh âm rộn ràng của cồng chiêng đã vang vọng bên tai, những sắc phục thổ cẩm rực rỡ của các mẹ, các chị đã hiện đầy trong mắt lữ khách, thì thử hỏi có ai mà không rạo rực...

Đánh thức những tài sản vô hình

Thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, là một thung lũng nhỏ, nằm ở nút giao của tuyến đường từ thị trấn Ngọc Lặc lên miền Đồng Tâm thuộc huyện Bá Thước. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nơi đây những đài quan sát tự nhiên như đồi Hích, đồi Bựng, đồi Trèm, mà ở đó người ta có thể thu trọn vào tầm mắt hình ảnh sinh động của ngôi làng cổ, của đồng bào dân tộc Mường. Các hang động tự nhiên còn nguyên sơ như hang Gió, hang Quăn cùng hệ thống thác nước Khe Cha lúc nào cũng sẵn sàng chào đón bước chân của những người ưa phưu lưu, khám phá.

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Thôn Lập Thắng là địa bàn định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Mường

Qua hàng trăm năm định cư và phát triển trên mảnh đất này, đồng bào người Mường còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc như: Những nếp nhà sàn cổ, trang phục, ẩm thực, cồng chiêng, các làn điệu hát, múa, trò chơi dân gian... Đó được xem là chiếc “chìa khóa” để địa phương phát triển du lịch.

Anh Phạm Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Lập đồng hành cùng tôi trong suốt hành trình, hệt như một hướng dẫn viên du lịch thực thụ! Ấn tượng nhất là cách mà anh nói về việc phát triển du lịch cộng đồng của địa phương với nhiều tâm huyết và chiêm nghiệm: Nếu tất cả mọi nơi đều giống nhau hoặc na ná nhau, thì chẳng có lí do gì con người phải di chuyển từ nơi này đến nơi kia, xa xôi hàng vạn dặm để trải nghiệm sự khác biệt. Ngày hôm nay, ở khắp các địa phương trên cả nước, các bản làng du lịch cộng đồng của người Thái, người Mông, người Dao, người Lô Lô, Pà Thẻn với những đặc sắc văn hóa bản địa đã và đang hình thành. Nhận thức điều này mà ở đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương đã có nhiều tín hiệu tích cực.

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Nhà Văn hóa cộng đồng thôn Lập Thắng được nhà nước đầu tư, xây dựng và đưa vào sử dụng.

Cũng theo lời của “hướng dẫn viên” ấy, nếu chỉ cách đây khoảng dăm, bảy năm, ít ai nghĩ người Mường ở Thạch Lập nói chung và Lập Thắng nói riêng sẽ biết cách bảo lưu các giá trị, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình để giới thiệu với du khách, từ ẩm thực đến những lễ hội, phong tục tập quán... Bởi xuất phát điểm của những ông chủ homestay nơi này đều là nông dân, chỉ quen với việc canh tác nông nghiệp thời vụ.

Nhưng để cả một cộng đồng cùng chung tay trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, thì ngoài hội tụ được những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa thì chưa đủ...

Tôi băn khoăn đem suy nghĩ của mình trò chuyện cùng Chủ tịch UBND xã Thạch Lập Phạm Văn Huy. Anh chia sẻ, nắm bắt được tâm tư và nguyện vọng của người dân địa phương, ngay từ năm 2021, xã Thạch Lập được huyện hỗ trợ thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng, giai đoạn 2021 - 2025” tại thôn Lập Thắng.

Trong thời gian qua, xã Thạch Lập đã vận động, tuyên truyền nhiều hộ dân thôn Lập Thắng có đủ điều kiện tiến hành cải tạo nhà sàn, chỉnh trang vườn nhà, hàng rào, cổng, ngõ làm du lịch cộng đồng. Hiện tại, 10 hộ dân thôn Lập Thắng được xã Thạch Lập chọn làm điểm loại du lịch cộng đồng đã cải tạo xong nhà ở, cảnh quan môi trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đang sẵn sàng đón khách du lịch.

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Homestay của gia đình ông Phạm Văn Cảnh đang trong quá trình hoàn thiện để đón khách du lịch

Tạo sinh kế cho người dân

Dù chưa chính thức đi vào hoạt động, thế nhưng tôi được anh Phạm Văn Cảnh, Trưởng thôn Lập Thắng hồ hởi, đón như vị khách đầu tiên ghé thăm homestay của gia đình. Với hơn 20 năm làm Trưởng thôn và luôn là những người tiên phong trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước, anh Cảnh khẳng định: Để một mô hình thành công cần có sự tính toán đường dài, và nhất là không bỏ cuộc. Sự khởi nghiệp mang tính phong trào, cả thèm chóng chán rất nguy hiểm. Một mô hình tiên phong nếu thành công sẽ có tác dụng truyền cảm hứng, nhưng nếu thất bại thì cũng như một bài học, một tiền lệ cho những người sau.

"Thế nên khi bắt tay vào thực hiện xây dựng mô hình, cả nhà đều quyết tâm cao. Quá trình thực hiện, gia đình được nhà nước hỗ trợ mỗi hộ 20 triệu đồng để thay mái lợp, xây dựng công trình vệ sinh, chỉnh trang nhà ở", anh Cảnh chia sẻ.

Cùng với hoạt động khám phá thiên nhiên, du lịch cộng đồng gắn với những nét văn hóa của đồng bào DTTS cũng được chú trọng. Việc phát triển du lịch tại các địa phương vùng cao đang góp phần tạo sinh kế cho người dân bản địa. Các cơ sở dịch vụ, lưu trú hoạt động đều đặn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, đồng thời tiêu thụ một lượng nông sản do bà con địa phương chăn nuôi, trồng trọt được.

Khát vọng đổi thay ở Lập Thắng

Cộng đồng người Mường địa phương còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống

Theo thống kê, thôn Lập Thắng có 141 hộ, thì có 118 nhà sàn. Trong đó, số lượng nhà sàn truyền thống có thể khôi phục làm du lịch cộng đồng là 80 nhà. Thôn có một đội văn nghệ gồm 60 người, trong đó 30 người có thể phục vụ chuyên nghiệp. Số lượt biểu diễn phục vụ khách du lịch là: 68 lượt, với kinh phí thu được khoảng 70 triệu đồng.

Thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Ngọc Lặc mở 9 lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kiến thức chế biến món ăn, kỹ năng làm du lịch cộng đồng, tập huấn về truyền dạy và bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ... thu hút 460 lượt người dân thôn Lập Thắng tham gia.

Theo đó, tính từ năm 2021 đến nay, có 76 đoàn khách đến Thạch Lập, với số lượt người thăm quan hơn 3000 lượt, phần lớn khách du lịch dừng chân tại Lập Thắng. Tổng doanh thu từ phục vụ khách du lịch khoảng 320 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn động lực quan trọng, khích lệ người dân Lập Thắng tiếp tục đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.

Dự kiến trong tháng 5 này, Lập Thắng bước vào mùa du lịch, đây cũng là mùa du lịch đầu tiên cộng đồng người Mường tại đây “thực sự” mở cửa đón khách. Hiện nay, những chủ homestay ở Lập Thắng đã biết cách chế biến những loại rau quả, thức ăn bản địa cho hợp khẩu vị du khách. Họ cũng biết cách tổ chức, hướng dẫn du khách tham quan, khám phá những nét văn hóa bản địa, hòa vào cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương, thậm chí còn tham gia vào một số hoạt động xã hội, thiện nguyện sở tại.

Với những điều này khiến chúng ta có thể tin tưởng rằng, những đặc sắc văn hóa nếu biết khai thác đúng hướng sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt các làng bản vùng đồng bào DTTS theo hướng phát triển bền vững.

Vũ Mừng (Báo Dân tộc và Phát triển)


Vũ Mừng (Báo Dân tộc và Phát triển)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tục gửi con cho thầy Tào

Tục gửi con cho thầy Tào
2024-05-06 09:47:00

Gửi con cho thầy Tào là một trong những phong tục được lưu giữ từ bao đời nay trong cộng đồng người Tày, Nùng tỉnh Tuyên Quang.

Sắc thắm thổ cẩm Lào

Sắc thắm thổ cẩm Lào
2024-05-03 09:24:00

Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện...

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững
2024-04-26 16:08:00

baophutho.vn Cách trung tâm thành phố Việt Trì 70km, huyện Yên Lập có 97 nghìn người sinh sống ở 17 xã, thị trấn; trong đó có đến 80% là người dân tộc thiểu...

Đổi thay Mường Lống

Đổi thay Mường Lống
2024-04-23 08:51:00

Nằm ở độ cao 1.500m so mực nước biển, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) được ví như “cổng trời” xứ Nghệ. Trước đây, nhắc đến Mường Lống là người ta nói tới đói nghèo,...

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng
2024-04-22 09:11:00

Là một nghi lễ phản ánh đậm nét phong tục tập quán đẹp từ xa xưa gắn với trồng trọt hái lượm, lễ mừng lúa mới là lễ đầu tiên trong năm của đồng bào Xơ Đăng. Với nhiều hoạt động...

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao
2024-04-19 09:27:00

Thôn Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có gần 80% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2018, thôn được xã chọn làm điểm thành lập Câu lạc bộ Tự quản giữ gìn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long