{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đã huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cung cấp nước sạch tập trung, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của người dân; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức người dân khu vực nông thôn, miền núi về sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trẻ em xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn sử dụng nguồn nước sạch.
Đồng chí Hà Thế Anh - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn cho biết: “Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt của đồng bào, huyện chỉ đạo tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các công trình nước sạch; thông tin, hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình khó khăn được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, 30.000 hộ dân tại 22 xã trên địa bàn huyện đã tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh, đạt tỉ lệ gần 96%”.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới để đồng bào DTTS, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân tộc triển khai các nội dung hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thực hiện dự án, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, nước sinh hoạt tập trung, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, vùng, cộng đồng dân cư. Do đặc thù người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi sinh sống rải rác, theo các nhóm hộ nên việc hỗ trợ nước sinh hoạt theo hình thức phân tán với cách thức như: Đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước hoặc tùy theo tình hình thực tế, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng có thể hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng công trình sử dụng chung trên nguyên tắc đã bàn bạc, tự nguyện, thống nhất, đảm bảo hiệu quả, khả thi khi triển khai thực hiện.
Theo đồng chí Nguyễn Khuyến- Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Lập, chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với huyện, địa bàn tập trung 83% đồng bào DTTS sinh sống. Để đảm bảo sức khỏe cho đồng bào, nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn, miền núi, huyện Yên Lập đã triển khai các bước hỗ trợ, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách, làm căn cứ để phê duyệt đối tượng thụ hưởng, phấn đấu đến năm 2025, 96% số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn được sử dụng nước sạch.
Trong 2 năm 2022, 2023, toàn tỉnh đã có 1.476 hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, hộ nghèo dân tộc Kinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ về nước sinh hoạt. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các cấp, ngành liên quan phối hợp với địa phương rà soát, đánh giá, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, hỗ trợ mua sắm vật dụng chứa đựng nước cho đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục, vận động làm thay đổi nhận thức, hành vi của đồng bào DTTS về bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, các công trình cấp nước ở từng khu vực.
Lệ Oanh
baophutho.vn Tổ truyền thông cộng đồng không chỉ là cầu nối truyền tải thông tin mà còn là công cụ quan trọng trong việc thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của...
baophutho.vn Là người có uy tín ở khu Ngọc Sơn 1, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, ông Hà Ngọc Ninh, sinh năm 1962, người dân tộc Mường luôn tận tụy, hết lòng...
Thôn Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có gần 80% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2018, thôn được xã chọn làm điểm thành lập Câu lạc bộ Tự quản giữ gìn...
Cuộc sống người dân ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay đến bất ngờ. Những con đường đất đầy bụi mùa nắng và nhão nhoét mùa mưa được thay thế bằng đường bê-tông sạch đẹp, những căn...
Tết té nước (Bun Huột Nặm) - Tết Cổ truyền của dân tộc Lào, tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đã lần đầu tiên được phục dựng với nhiều nghi lễ độc đáo và khác biệt...
Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên...
Tháng ba, chúng tôi ngược dòng sông Hồng. Dòng sông mùa này bớt cuộn đỏ phù sa đổ về hạ nguồn, nhưng bờ sông lại rực cháy những chùm hoa gạo đỏ như thắp lửa, như tấm lòng người...
baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Trung Sơn, huyện Yên Lập đã phát huy vị trí, vai trò trong...
Từ bao đời nay, đồng bào Bru Vân Kiều ở miền Tây tỉnh Quảng Trị đã tự dệt, cắt, may trang phục truyền thống của dân tộc mình để sử dụng. Tuy nhiên, để dệt may được bộ trang...
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là một trong ba lễ chính của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ được tổ chức định kỳ hằng năm. Tết cổ truyền năm nay đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh...
Huyện vùng sâu M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) là một huyện nghèo, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi phát động mô hình “Tiết kiệm làm theo lời...
Dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện “Về đất Tổ...