Cập nhật:  GMT+7

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững

Cách trung tâm thành phố Việt Trì 70km, huyện Yên Lập có 97 nghìn người sinh sống ở 17 xã, thị trấn; trong đó có đến 80% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Dao và một số dân tộc thiểu số khác. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua, các xã miền núi, vùng cao của huyện được đầu tư nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng thiết yếu, giúp thay đổi đáng kể diện mạo kinh tế - xã hội và đời sống của đồng bào nơi đây.

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững

Đường giao thông vào xã Trung Sơn được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

16 xã và 1 thị trấn của huyện Yên Lập đều nằm trong phạm vi của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 70 khu dân cư đặc biệt khó khăn thuộc 11 xã khu vực III là đối tượng ưu tiên của Chương trình. Những năm qua, cùng với Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong độ tuổi có việc làm, thu nhập ổn định. Thu nhập bình quân đầu người giao động từ 33-35 triệu đồng/người/năm. Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và hàng hóa được lưu thông. Trên địa bàn huyện có gần 100km quốc lộ 70B cùng với 6 tuyến đường tỉnh đi qua và nhiều tuyến liên thôn, liên xã. Các công trình phúc lợi khác được cải tạo, làm mới. Tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 67%. Đến nay 100% xã miền núi, vùng cao có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% xóm có điện lưới quốc gia; cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo dục được củng cố và nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy và học tập của học sinh. Cơ sở y tế làm tốt công tác thường trực cấp cứu, chăm sóc bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân. Hiện, 16/17 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Công tác thông tin tuyên truyền được đặc biệt quan tâm. Hạ tầng văn hóa được chú trọng đầu tư. 100% khu dân cư có loa truyền thanh và nhà văn hóa, được phủ sóng điện thoại di động. Văn hóa, thể thao phát triển rộng khắp, chất lượng ngày càng được nâng lên. Hàng năm có 80% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, 85% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Các di tích, di sản văn hóa được bảo tồn, phát triển gắn với du lịch, tạo nền tảng bền vững cho phát triển giá trị văn hóa truyền thống như nghi lễ cấp sắc người Dao Quần chẹt, Tết nhảy... Các chương trình mục tiêu Quốc gia thể hiện rõ hiệu quả qua số liệu tăng trưởng kinh tế - xã hội hàng năm, đời sống nhân dân trong huyện ngày càng ổn định và phát triển. Qua điều tra, rà soát, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đang có chiều hướng giảm theo từng năm, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số từ 1,4% năm 2021 xuống còn 0,2% năm 2023.

Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh, hôm nay, xã Trung Sơn đã rất nhiều đổi khác khi đường được cứng hóa, điện lưới quốc gia được kéo về từng hộ dân. Chị Hà Thị Thủy - khu Sặt chia sẻ: “Có đường, có điện, đồng bào ở đây mừng lắm. Bọn trẻ đến lớp thuận tiện hơn. Các sản phẩm nông nghiệp như quế, trâu, bò có giá trị kinh tế cao hơn khi đường giao thông thuận lợi, không bị ép giá”. Không riêng Trung Sơn, trên địa bàn các xã Lương Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Xuân Thủy..., đồng bào nơi đây rất phấn khởi khi những năm gần đây, ở những địa phương này liên tục được đầu tư xây dựng đường giao thông, trường học, kéo điện lưới quốc gia.

Hỗ trợ vùng đất khó phát triển bền vững

Trường PTDT bán trú THCS Trung Sơn được đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu ăn ở, học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đồng chí Đinh Hải Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để tăng tỷ lệ giảm nghèo tập trung ở các đối tượng là người dân tộc thiểu số như mục tiêu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đề ra, huyện Yên Lập tiếp tục triển khai trên cơ sở văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh. Huyện chủ động rà soát, nghiên cứu kỹ tình hình thực tiễn, lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và giao dự toán phù hợp...”. Chỉ tính riêng Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2023 có gần 200 tỷ đồng được đầu tư thực hiện các chương trình dự án, tiểu dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các công trình đường đến trung tâm, đường liên xã, công trình cầu giao thông kết nối các xã khu vực III, thôn ĐBKK; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn thiếu nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Vốn phân bổ chậm, nhất là vốn sự nghiệp nên gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của địa phương. Nhiều nội dung chỉ đạo, hướng dẫn, nội dung dẫn còn chồng chéo, chưa được quy định hoặc chưa phù hợp với thực tế của địa phương, phát sinh vướng mắc trong việc giao chỉ tiêu, phân bổ, giải ngân vốn... Bên cạnh đó, một số quy định trong các dự án, tiểu dự án chưa phù hợp...

Từ thực trạng trên, để Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát huy hiệu quả cao hơn nữa, huyện Yên Lập đề nghị xem xét điều chỉnh giao chỉ tiêu giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình, nhất là quy trình thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát; có hướng dẫn cụ thể đối với các nội dung vướng mắc...

Thúy Hằng


Thúy Hằng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Đổi thay Mường Lống

Đổi thay Mường Lống
2024-04-23 08:51:00

Nằm ở độ cao 1.500m so mực nước biển, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) được ví như “cổng trời” xứ Nghệ. Trước đây, nhắc đến Mường Lống là người ta nói tới đói nghèo,...

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng
2024-04-22 09:11:00

Là một nghi lễ phản ánh đậm nét phong tục tập quán đẹp từ xa xưa gắn với trồng trọt hái lượm, lễ mừng lúa mới là lễ đầu tiên trong năm của đồng bào Xơ Đăng. Với nhiều hoạt động...

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao
2024-04-19 09:27:00

Thôn Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có gần 80% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2018, thôn được xã chọn làm điểm thành lập Câu lạc bộ Tự quản giữ gìn...

Đổi thay ở Bok Tới

Đổi thay ở Bok Tới
2024-04-17 08:58:00

Cuộc sống người dân ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay đến bất ngờ. Những con đường đất đầy bụi mùa nắng và nhão nhoét mùa mưa được thay thế bằng đường bê-tông sạch đẹp, những căn...

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào
2024-04-16 08:50:00

Tết té nước (Bun Huột Nặm) - Tết Cổ truyền của dân tộc Lào, tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đã lần đầu tiên được phục dựng với nhiều nghi lễ độc đáo và khác biệt...

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị
2024-04-12 15:13:00

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên...

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ
2024-04-11 13:34:00

Tháng ba, chúng tôi ngược dòng sông Hồng. Dòng sông mùa này bớt cuộn đỏ phù sa đổ về hạ nguồn, nhưng bờ sông lại rực cháy những chùm hoa gạo đỏ như thắp lửa, như tấm lòng người...

Phát huy vai trò người có uy tín

Phát huy vai trò người có uy tín
2024-04-11 08:08:00

baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Trung Sơn, huyện Yên Lập đã phát huy vị trí, vai trò trong...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long