Cập nhật:  GMT+7

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng

Là một nghi lễ phản ánh đậm nét phong tục tập quán đẹp từ xa xưa gắn với trồng trọt hái lượm, lễ mừng lúa mới là lễ đầu tiên trong năm của đồng bào Xơ Đăng. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc từ buôn làng gần xa trong đó có du khách thập phương đến chung vui.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng

Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ mừng mùa lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra hằng năm, sau vụ lúa rẫy thu đông cho nên thường tổ chức vào đầu năm mới dương lịch. Do tín ngưỡng tôn trọng thần linh nên buôn làng tổ chức rất cẩn thận theo lệ đã diễn ra hàng trăm năm trước.

Để chuẩn bị cho ngày lễ, già làng và dân làng chọn ngày tốt lành tổ chức. Các gia đình sửa sang lại nhà cửa, cầu thang, những đồ cũ dọn xếp quanh nhà ở những nơi dễ nhìn thấy, để thần Lúa từ rẫy trở về nhà không thấy xa lạ. Đàn ông Xơ Đăng có nhiệm vụ khơi thông mạch nước đầu nguồn, sửa sang bến nước, dựng cây nêu,... Còn phụ nữ phụ trách các công việc nội trợ, chuẩn bị các vật dụng thiêng dùng trong nghi lễ, lấy nước đầu nguồn, nhóm lửa,...

Lễ mừng lúa mới tổ chức với hai nghi lễ chính: tổ chức ăn mừng lúa mới tại mỗi gia đình và tại nhà rông của làng. Để tổ chức lễ tại nhà, chủ nhà và gia đình đến rẫy lúa đã chín của mình, dùng cây le tươi đánh dấu các vị trí tuốt lúa và thực hiện các nghi thức tín ngưỡng trước khi tuốt lúa. Sau đó họ đưa lúa về kho cất giữ. Mỗi gia đình mang một gùi lúa lớn về nhà để cúng lúa mới.

Khi tất cả các gia đình trong làng đã ăn mừng lúa mới, già làng tập trung các chủ hộ để thông báo lễ mừng lúa mới của cả cộng đồng. Vào sáng sớm ngày làm lễ, tại nhà rông, các gia đình trong làng đóng kín cửa, không ai được ra vào, chuẩn bị đầy đủ cơm, rượu ghè và các loại thức ăn nấu sẵn để lên giàn bếp. Già làng là người đầu tiên được phép mở cửa đi đến nhà rông, sau đó đánh trống báo hiệu mời dân làng tới dự.

Các nghi thức chính người Xơ Đăng thực hiện tại nhà rông có: Lễ bến nước mang nước về làm lễ mừng lúa mới; nghi thức té nước đầu nguồn quanh kho lúa với ý nghĩa mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; nghi thức dâng cúng Giàng bữa cơm đầu mùa với sự chung tay đóng góp của người dân bản làng. Sau khi thực hiện các nghi thức truyền thống tại nhà rông, già làng sẽ ăn cơm mới và uống rượu làm phép, các thành viên trong làng lần lượt uống rượu và ăn cơm mới. Tiếp đó, già làng đưa tất cả mọi người ở nhà rông lần lượt đi đến từng gia đình trong làng để chúc mừng.

Khi đã đi đến tất cả các gia đình trong làng, đoàn quay lại nhà rông. Già làng thông báo cho tất cả bà con tập trung về nhà rông để mở hội ăn mừng lúa mới. Cả buôn làng tưng bừng cùng uống rượu cần, múa hát những bài ca truyền thống, đánh cồng chiêng và tham gia các trò chơi, diễn xướng dân gian cho đến tận khuya.

Theo Chiến Khu/ Báo Nhân dân


Theo Chiến Khu/ Báo Nhân dân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024
2024-12-02 19:06:00

baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi...

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Đèo Hoa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Dao
2024-04-19 09:27:00

Thôn Đèo Hoa, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có gần 80% số hộ là đồng bào dân tộc Dao. Năm 2018, thôn được xã chọn làm điểm thành lập Câu lạc bộ Tự quản giữ gìn...

Đổi thay ở Bok Tới

Đổi thay ở Bok Tới
2024-04-17 08:58:00

Cuộc sống người dân ở Bok Tới đã có nhiều đổi thay đến bất ngờ. Những con đường đất đầy bụi mùa nắng và nhão nhoét mùa mưa được thay thế bằng đường bê-tông sạch đẹp, những căn...

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào

Tết té nước dân tộc Lào bản Pa Xa Lào
2024-04-16 08:50:00

Tết té nước (Bun Huột Nặm) - Tết Cổ truyền của dân tộc Lào, tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đã lần đầu tiên được phục dựng với nhiều nghi lễ độc đáo và khác biệt...

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị

Lễ cấp sắc và những điều kiêng kị
2024-04-12 15:13:00

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ phong sắc, tự cải) là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên...

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ

Tháng ba - Ngược dòng sông hoa gạo đỏ
2024-04-11 13:34:00

Tháng ba, chúng tôi ngược dòng sông Hồng. Dòng sông mùa này bớt cuộn đỏ phù sa đổ về hạ nguồn, nhưng bờ sông lại rực cháy những chùm hoa gạo đỏ như thắp lửa, như tấm lòng người...

Phát huy vai trò người có uy tín

Phát huy vai trò người có uy tín
2024-04-11 08:08:00

baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Trung Sơn, huyện Yên Lập đã phát huy vị trí, vai trò trong...

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm

Làm theo lời Bác, nỗ lực thực hành tiết kiệm
2024-04-05 11:22:00

Huyện vùng sâu M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) là một huyện nghèo, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi phát động mô hình “Tiết kiệm làm theo lời...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long