
{title}
{publish}
{head}
Thanh Sơn là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng sinh sống trong đó chủ yếu là đồng bào Mường, Dao. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa của cộng đồng, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, trong những bản làng xa xôi, có những người dù đã đi qua qúa nửa cuộc đời vẫn miệt mài, tận tâm gắn bó, gìn giữ giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào mình.
Nằm kế bên cánh đồng lúa đang độ trổ bông, ngôi nhà của bà Đinh Thị Tâm, xã Cự Đồng từ lâu đã trở thành điểm hẹn văn hóa Mường của người dân bản Mường nơi đây và nhiều địa phương khác. Mỗi tối cuối tuần hoặc vào quãng thời gian nghỉ hè, bà Tâm cùng các thành viên trong câu lạc bộ (CLB) văn hóa văn nghệ dân gian của khu lại truyền dạy tiếng Mường cùng những bài hát Ví, hát Rang cho các thế hệ kế cận.
Bà Tâm đã dành nhiều tâm huyết để lưu giữ văn hóa Mường nơi mình sinh sống.
Sinh ra và lớn lên trong cái nôi thấm đượm văn hóa Mường. Tuổi thơ lớn lên từ những câu hát ru sâu lắng bên sườn đồi của bà, của mẹ, cùng những năm tháng nhọc nhằn cùng bố mẹ cấy cày, giã gạo, lao động bên nương rẫy cho đến khi đi làm dâu, bà Tâm luôn chứa đựng trong mình sự trân trọng, tình yêu tha thiết với văn hóa Mường. Khi về nghỉ hưu, bà đã dành thời gian sưu tầm các vật dụng liên quan đến đời sống lao động, văn hóa của người Mường để lưu giữ, để kể lại cho con, cháu.
Bà Tâm chia sẻ: “Tôi làm điều này chỉ vì muốn lưu giữ và lan truyền văn hóa Mường cho các thế hệ sau này. Vì cuộc sống hiện đại khiến nhiều thứ thay đổi, thay vì phải nhìn văn hóa của người Mường mai một đi mà không làm gì được thì tôi chọn cách lưu giữ bằng hiện vật, ghi chép và truyền dạy. Chỉ mong rằng thế hệ sau sẽ tiếp tục trân trọng, gìn giữ và phát huy như cách mà thế hệ chúng tôi đang làm bây giờ”.
Không chỉ có người Mường, Thanh Sơn cũng là địa phương có đông đồng bào Dao sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã: Cự Thắng, Yên Lương, Yên Sơn, Đông Cửu, Thượng Cửu... Những năm qua, người Dao tại các địa phương đã từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, tiến bộ. Nhiều người đã dành trọn tâm huyết của mình để sưu tầm, truyền dạy văn hóa người Dao cho thế hệ trẻ.
Ông Minh thường xuyên truyền dạy tiếng nói, chữ viết người Dao cho người dân trong bản.
Tiêu biểu như ông Lý Văn Minh (71 tuổi), xã Cự Thắng - một trong những điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023. Không chỉ làm tốt vai trò vận động, tuyên truyền người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ông Minh còn là người “truyền lửa” tình yêu văn hóa dân tộc cho đồng bào mình.
Khu Xuân Thắng nơi ông Minh ở gần như 100% người dân là đồng bào Dao, bởi thế ông luôn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, sưu tầm và truyền dạy chữ viết, kiến thức, văn hóa của người Dao cho các thế hệ trong bản. Điều đáng mừng là đến nay, đã có hơn chục người thành thạo viết, đọc, hiểu nghĩa và biết làm các lễ cúng của người Dao (hay còn gọi là thầy cúng).
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ lưng tựa bên đồi, mở cánh tủ, lấy ra cuốn sổ giấy đã ố màu thời gian, lần dở những trang sách đặc kín chữ ông Minh bảo: Đây là những tài liệu tôi được cha ông truyền lại, cùng quá trình tôi sưu tầm, lưu giữ. Tất cả những phong tục tập quán, văn hóa, nghi lễ truyền thống của đồng bào Dao đều gói gọn cả trong cuốn này, đó là “báu vật” của người Dao chúng tôi. Lâu nay, tiếng nói người Dao dẫu vẫn được sử dụng trong giao tiếp làng bản và các gia đình nhưng đã ít nhiều sai âm, lệch ngữ điệu. Số người biết đọc, biết viết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi chỉ lo đến lúc con cháu người Dao không hiểu tiếng, không đọc được chữ viết cha ông, truyền thống văn hóa bao đời nay cũng sẽ bị mai một, như thế là có tội với tổ tiên người Dao. Vì thế, khi còn đủ sức khỏe, còn minh mẫn, tranh thủ các dịp lễ, tết, hay những ngày nông nhàn tôi đều cố gắng truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc mình cho con cháu và người dân trong bản.
Những vật dụng trong đời sống hằng ngày được người Mường lưu giữ.
Trải qua thời gian, khi đời sống đã được nâng lên, miếng cơm manh áo không còn là nỗi lo thường nhật cũng là lúc đồng bào DTTS ở các bản, làng nơi mình sinh sống nhận ra lâu nay do gánh nặng cơm áo, gạo tiền mà việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình chưa được đề cao và gìn giữ hết mình.
Thời gian qua, để tiếp tục thực hiện Đề án bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các DTTS khác trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, huyện Thanh Sơn đã tổ chức các hoạt động truyền dạy, mở các lớp tập huấn về văn hóa cho đồng bào DTTS. Năm 2024, huyện cũng đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình các CLB dân ca, dân vũ; hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên địa bàn huyện.
Mới đây nhất, huyện đã mở lớp truyền dạy diễn xướng chàm thau, chàm đuống của người Mường cho công chức văn hóa; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các CLB văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư thuộc các xã Tất Thắng, Cự Thắng, Cự Đồng, Thắng Sơn để tìm hiểu về những đặc trưng của nghệ thuật diễn xướng “chàm thau, chàm đuống” của người Mường, hướng dẫn các làn điệu diễn xướng, kỹ thuật hợp âm... Hiện nay, huyện đang duy trì hoạt động của 185 CLB văn hóa dân tộc. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa như: Múa bông, múa Sênh tiền, múa trống đu, lễ cấp sắc, Tết nhảy... được tổ chức phù hợp với tập quán và nếp sinh hoạt văn hóa.
Từ nỗ lực của những người tâm huyết với văn hóa của đồng bào mình mà các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian của người Mường, người Dao đã thường xuyên được diễn ra trong các lễ, ngày Tết, góp phần phục dựng một số lễ hội truyền thống và những nét văn hóa đặc sắc. Qua đó, để văn hóa của đồng bào Mường, Dao hòa quyện và trở thành một phần của bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong quảng bá hình ảnh, đẩy mạnh phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vy An
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh...
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ...
Trên những triền núi cheo leo của vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hay những bản làng heo hút ở huyện miền núi Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, hoặc trên xứ sở mây mù Sa...
Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân...
Không được sử dụng thường xuyên, trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số dần biến đổi, thậm chí biến mất khỏi cộng đồng. Nhằm đưa trang phục truyền thống của các dân tộc...
Là địa phương có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chủ yếu là người Mông, những năm qua, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã quyết liệt thực hiện việc bảo tồn...
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật...
Nhiều giá trị văn hóa của các DTTS huyện vùng cao Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được “sống lại” trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi nhờ hành trình tìm...
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình) có hơn 3 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông vẫn lưu giữ được nghề làm giấy giang độc đáo,...
Nuôi hươu sao lấy nhung đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các huyện miền núi Quảng Nam. Không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi hiệu quả, mô hình này...