Cập nhật:  GMT+7

“Chìa khóa” cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa

Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành khuyến nông, người dân xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy mạnh dạn đầu tư nuôi ong lấy mật, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

PTĐT - Khuyến nông sinh kế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là “chìa khóa” giúp bà con thay đổi nhận thức, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào phát triển sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân.

Là các huyện vùng cao của tỉnh với tỷ lệ 60 - 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, với nhiều cách làm hay, khuyến nông các huyện đã thể hiện tốt vai trò cầu nối trong mối quan hệ “5 nhà” (Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà tín dụng - nhà khoa học - nhà nông), bám sát chủ trương, định hướng của ngành và thực tiễn sản xuất, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con vùng đồng bào dân tộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng các cây, con giống mới, có tiềm năng vào sản xuất theo hướng hàng hóa, chuyển dịch khung thời vụ, áp dụng tiến bộ KHKT, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và chuyển giao cho nông dân, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh bền vững… Theo anh Nguyễn Bá Lương ở khu 3, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn, nhờ được cán bộ khuyến nông động viên, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật, với diện tích trên 1.500m2, từ số tiền ban đầu được ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, gia đình anh trồng cây ăn quả kết hợp nuôi gà thả vườn, lợn, cá, đến nay đã thoát nghèo, xây được nhà khang trang, vươn lên làm giàu ngay tại quê hương. Hiện gia đình anh chị trồng 100 gốc bưởi Diễn và da xanh, trên 2.000 con gà… cho thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/năm.

Tại các huyện miền núi, hàng năm, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả và ngày càng nhân rộng. Điển hình như các chương trình, dự án, mô hình phù hợp theo tiêu chí dễ làm, tiết kiệm, mang lại hiệu quả thiết thực về sản xuất lúa, ngô, rau màu; trồng bưởi Diễn, cam, quýt áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập…; thâm canh nâng cao năng suất, mẫu mã và liên kết tiêu thụ chuối phấn vàng ở Thanh Sơn; liên kết sản xuất nguyên liệu chè an toàn, chất lượng; nuôi dê, gà nhiều cựa sinh sản, ong lấy mật, lợn rừng lai, cải tạo vườn tạp ở Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập…

Mô hình nuôi gà đặc sản nhiều cựa lai gà ri theo quy trình khép kín sử dụng đệm lót an toàn sinh học của chị Hà Thị Hạnh ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn cho thu nhập cao.

Khuyến nông sinh kế đã từng bước, giúp bà con nông dân có chuyển biến mạnh mẽ trong áp dụng tiến bộ KHKT vào phát triển sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Bằng những việc làm thiết thực, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở đã tạo được niềm tin và là chỗ dựa vững chắc của người nông dân; trở thành nguồn lực quan trọng góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất; tinh thần cho người dân nông thôn; tạo tiền đề quan trọng trong tiến trình xây dựng thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Cùng sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền cơ sở, với phương châm “giải quyết vấn đề từ gốc”, vai trò của công tác khuyến nông tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được chú trọng và phát huy, mang tính đột phá phục vụ sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Qua đó, khẳng định sự thành công trong tổ chức sản xuất ở địa phương một cách khoa học, hiệu quả cao; góp phần thay đổi tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh.

Theo ông Lê Toàn- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thời gian qua, công tác khuyến nông sinh kế tiếp tục được hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, đổi mới vai trò, phương pháp làm để phục vụ yêu cầu phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi. Thông qua những hình thức, biện pháp phong phú trên cơ sở các mô hình sản xuất, vai trò tích cực của đội ngũ cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở, khuyến nông sinh kế đã trở thành “chìa khóa” quan trọng giúp thay đổi nhận thức, đưa các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, làm thay đổi tập quán canh tác, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… Từ đó, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào.

Ngọc Lam


Ngọc Lam

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Giữ nghề đan lát của người Mường

Giữ nghề đan lát của người Mường
2019-11-12 07:54:09

PTĐT - Từ xa xưa, cuộc sống của người Mường hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Từ những vật liệu sẵn có như tre, gỗ mà người Mường chế tác hoặc đan thành những vật dụng sinh hoạt hằng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long