Cập nhật:  GMT+7

Hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhờ được tập huấn, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, anh Đặng Văn Sỹ, ở khu 7, xã Mỹ Lung đầu tư nuôi trâu, bò vỗ béo cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

PTĐT - Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), huyện Yên Lập đã triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.

Chị Nguyễn Thị Thanh Dung, ở xã Xuân Viên trước đây chỉ biết sản xuất nông nghiệp thuần túy, công việc vất vả nhưng thu nhập khá thấp. Sau khi được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đi học nghề trồng nấm theo Đề án 1956, đời sống kinh tế của gia đình chị ngày càng ổn định. Chị Dung phấn khởi cho biết: Gia đình tôi trồng nấm mỗi năm cũng cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Qua gần 2 năm, gia đình đã có điều kiện cho con ăn học, kinh tế phát triển ổn định. Tôi dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng nấm để góp phần vào phát triển kinh tế chung của địa phương.

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm ở xã Xuân Viên không chỉ giúp những gia đình tham gia trồng nấm thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mà còn mở hướng cho không ít hộ dân ở những xã khác trong huyện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cây lúa sang trồng nấm.

Anh Đặng Văn Sỹ, ở khu 7, xã Mỹ Lung cũng đã nâng cao hiệu quả chăn nuôi kể từ khi được tập huấn, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Anh Sỹ bộc bạch: Trước kia tôi làm nhiều nghề nhưng kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn. Từ khi được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, tôi bắt đầu mua trâu bò gầy ở các tỉnh lân cận về nuôi vỗ béo rồi bán trâu, bò thịt, đến nay trong chuồng có gần 30 con trâu, bò, mô hình của gia đình đã mang lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ có chị Dung, anh Sỹ, mà ở huyện Yên Lập nhiều người phát huy được nghề đã học, từ đó đem lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Yên Lập đã đề ra những giải pháp cụ thể, trong đó coi trọng việc gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. 10 năm qua, huyện đã mở gần 300 lớp dạy nghề cho trên 10.000 lao động nông thôn. Các lớp dạy nghề đã bám sát nhu cầu thực tế, lồng ghép giữa lý thuyết với thực hành trong từng mô hình sản xuất để người học dễ dàng áp dụng, tự tạo việc làm cho mình và mang lại hiệu quả rõ nét. Sau đào tạo, một số mô hình dạy nghề được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi và phòng trị bệnh cho lợn tại xã Hưng Long, Đồng Thịnh, Minh Hòa, trồng lúa năng suất cao tại xã Xuân Thủy, trồng và nhân giống nấm tại xã Xuân An… Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cụm công nghiệp Yên Lập trong việc đào tạo và sử dụng lao động.

Ông Hà Đức Tuấn - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Trong thời gian thực hiện Đề án, cái được lớn nhất là người lao động trên địa bàn đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... để từ đó đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng cao hơn trước. Trong thời gian tới, huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục thực hiện các mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp gắn với việc làm, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàng Hương



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Giữ nghề đan lát của người Mường

Giữ nghề đan lát của người Mường
2019-11-12 07:54:09

PTĐT - Từ xa xưa, cuộc sống của người Mường hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Từ những vật liệu sẵn có như tre, gỗ mà người Mường chế tác hoặc đan thành những vật dụng sinh hoạt hằng...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long