Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Trong tổng số 75 vụ án tham nhũng được Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử trong 10 năm qua thì có 20 vụ/29 bị cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai (chiếm 27%), trong đó có ba bị cáo nguyên là Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, 13 bị cáo nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã. Như vậy để thấy rằng, lợi nhuận có được từ đất đai là rất lớn, song cũng là “lửa thử vàng” đối với bản lĩnh, đạo đức người cán bộ, nhất là những người giữ chức vụ trong bộ máy công quyền.

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Như vậy để thấy rằng, lợi nhuận có được từ đất đai là rất lớn, song cũng là “lửa thử vàng” đối với bản lĩnh, đạo đức người cán bộ, nhất là những người giữ chức vụ trong bộ máy công quyền.

Mánh khóe để “tư hóa” công sản

Trong vài năm gần đây, nhiều cán bộ là công chức, lãnh đạo chủ chốt cấp xã, cấp huyện tại Phú Thọ bị kỷ luật, thậm chí là vướng vòng lao lý do để xảy ra những sai phạm liên quan đến quản lý đất đai. Trong đó, tội danh bị xét xử chủ yếu là “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”, “Lạm quyền trong thi hành công vụ”, “Giả mạo trong công tác”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”...

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Cơ quan An ninh điều tra thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Tiến Lâm - nguyên PGĐ Sở KH&ĐT tỉnh Phú Thọ, nguyên Chủ tịch UBND thị xã Phú Phọ

Vụ việc dành nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội trong tháng 7 vừa qua là việc Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh tiến hành bắt đối tượng Nguyễn Tiến Lâm, sinh năm 1975, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, để xảy ra những sai phạm trong quản lý đất đai khi còn tại chức ở thị xã Phú Thọ.

Vụ việc cũng gây nhức nhối trong dư luận xã hội khi các đồng phạm của Nguyễn Tiến Lâm đều là cán bộ, công chức trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, địa chính gồm: Đoàn Kim Nho - Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ; Nguyễn Việt Dũng - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ; Trần Xuân Trung - cán bộ địa chính xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ; Vi Khắc Tuân - cán bộ địa chính xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ. Trong quá trình điều tra, khởi tố vụ án, một loạt lãnh đạo xã cũng liên đới gồm: Nguyễn Công Hàm - Bí thư Đảng ủy xã Văn Lung; Hà Thị Hồng Dung - Chủ tịch UBND xã Hà Thạch và Phùng Hữu Sỹ - Chủ tịch UBND xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ.

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Phiên tòa xét xử Trần Thị Thu Yến, nguyên nhân viên Văn phòng quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm trái công vụ về đất đai

Đại diện Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh cho biết vụ việc có dấu hiệu hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Với thủ đoạn tương tự, trước đó vào năm 2019, Nguyễn Tiến Lâm đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ và lãnh đạo, cán bộ địa chính xã Hà Thạch hợp thức hồ sơ giao đất ở không qua đấu giá tại khu Lũng Thượng, xã Hà Thạch - thị xã Phú Thọ cho 16 người quen biết, làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỉ đồng.

Việc cán bộ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn phải kể đến vụ án Nguyễn Văn Hòa - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy. Trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 9/2018, ông Hòa đã buông lỏng công tác quản lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án nói chung và công tác quản lý nguồn kinh phí chi trả bồi thường nói riêng, cùng Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường và một số đối tượng tham ô, chiếm đoạt tiền quỹ bồi thường thuộc nguồn ngân sách Nhà nước. Trong đó riêng ông Hòa đã chiếm đoạt hơn 10 tỉ đồng tiền ngân sách Nhà nước và hơn 31 tỉ đồng tiền vay của Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập để sử dụng vào mục đích riêng. Với tội danh tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, năm 2021, TAND tỉnh đã xét xử, tuyên án Nguyễn Văn Hòa mức án chung thân.

Trong việc lập, thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây thiệt hại cho Nhà nước còn phải kể tới vụ ba cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì gồm: Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Đức Sơn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, câu kết với cán bộ Chi cục Thuế Việt Trì áp dụng mức thu thuế chênh lệch để lập, thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, “biến đất vườn thành đất ở” để trục lợi, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 815 triệu đồng.

Buông lỏng công tác quản lý

Hòn đất mà biết nói năng/Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn - câu ca dao xưa khẳng định đất không biết nói, cho nên không thể tự vạch trần kẻ lừa đảo, gian dối. Ngẫm ra bây giờ, nếu “hòn đất mà biết nói năng” thì đâu có xảy ra các vụ án tham nhũng về đất đai như thế!

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Bất động sản đương nhiên là bất động, nhưng dưới sự móc ngoặc, câu kết của những đường dây tham ô như đã kể trên, đất vườn đã biến thành đất ở, đất dự án thành tiền bỏ túi riêng, “công sản” đã thành “tư sản”. Đồng chí Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Tham nhũng liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật về đất đai có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân cơ bản, đó là bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cán bộ có nơi còn yếu kém, có chỗ còn cố ý “kết bè” hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, tình hình vi phạm về quản lý đất đai ở cấp xã được người dân phát giác, tố giác đến cơ quan chức năng ngày càng nhiều. Thống kê qua công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hàng năm cho thấy, hơn 80% vụ việc liên quan đến đất đai, trong đó có nhiều vụ việc đơn thư kéo dài bắt nguồn từ công tác quản lý đất đai lỏng lẻo hoặc vi phạm những quy định về đất đai của cán bộ các cấp. Trong đó, có nhiều vụ việc hàng loạt cán bộ, công chức địa phương bị xử lý kỷ luật về Đảng, hoặc chịu trách nhiệm hình sự do liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai, gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Ban Cán sự Đảng Viện KSND tỉnh trao đổi về thi hành án hình sự và công tác phòng, chống tham nhũng đối với các vụ việc tại địa phương

Đồng chí Nguyễn Bình Phương - Chánh án Tòa án nhân dân TP Việt Trì nhận định: Các vụ việc vi phạm không phải chỉ một cá nhân thực hiện mà có sự móc ngoặc, cấu kết thành đường dây giữa cán bộ lãnh đạo và những vị trí chủ chốt rất nhạy cảm như tài nguyên môi trường, địa chính, tài chính... làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, sau bản án, rất khó thu hồi hay bồi hoàn tài sản từ các đối tượng này!

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Cục THADS tỉnh và NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Phú Thọ ký kết Quy chế phối hợp trong THADS nhằm tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin để đẩy nhanh tiến độ xử lý các bản án còn tồn đọng và án mới phát sinh liên quan đến tín dụng, tài sản thế chấp ngân hàng.

Theo Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi và khắc phục hậu quả kinh tế do tham nhũng gây ra ở bất cứ địa phương nào cũng còn nhiều khó khăn. Trong khi công tác thu hồi tiền và tài sản tham nhũng đạt 64,59% thì công tác thu hồi đất đai bị tham nhũng đạt rất thấp, chỉ 14,29%. Việc đạt tỉ lệ thấp trong thu hồi đất đai tham nhũng ở cả biện pháp hành chính và biện pháp hình sự cho thấy nguy cơ thất thoát tài sản của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai là rất lớn.

Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Thọ đánh giá: Đơn cử như vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cùng kế toán lập khống hồ sơ quyết toán công nợ làm nhà, sân cho các hộ dân là người dân tộc Mông ở khu Mỹ Á. Có thể thấy Ban Thường vụ Đảng ủy xã Thu Cúc đã buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý; buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Bên cạnh đó, Quy chế dân chủ ở cơ sở không được thực hiện nghiêm túc, tính chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên yếu đã dẫn đến việc có nhiều đảng viên là lãnh đạo quản lý của xã sai phạm nhưng không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Kỳ 3: “Lửa thử vàng” bản lĩnh, đạo đức người cán bộ

Ban Nội chính Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng Viện KSND tỉnh thực hiện kiểm tra giám sát tại huyện Thanh Thủy

Để ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm trong công tác quản lý đất đai, ngày 27/11/2017, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về "Tăng cường công tác quản lý đất đai ở Phú Thọ". Trong đó quy định: "Xử lý nghiêm chính quyền ở những nơi buông lỏng quản lý đất đai, để phát sinh tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất và xây dựng nhà ở, công trình trái phép".

>>> KỲ 4: NGĂN CHẶN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

>>> KỲ 2: LÃNG PHÍ TRỤ SỞ, NHÀ CÔNG VỤ SAU SÁP NHẬP

>>> KỲ 1: “ĐẤT VÀNG” VÀ NHỮNG TRÉO NGOE VỀ THỦ TỤC

Việt Hà- Huy Thắng - Ngọc tùng

3:30:08:2023:18:09 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM