Cập nhật:  GMT+7

Cúc Phương khai thác lợi thế tự nhiên gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịch

Các bản Mường thuộc xã Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) nay vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc trong đời sống, sản xuất. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để Cúc Phương có điều kiện hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế

Cúc Phương khai thác lợi thế tự nhiên gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịchĐội cồng chiêng của xã Cúc Phương tham gia phục vụ khách du lịch.

Xã Cúc Phương có diện tích tự nhiên 12.373 ha với 916 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, trong đó 86% dân số là người dân tộc Mường. Hiện đồng bào dân tộc nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mường. Cúc Phương có Vườn Quốc gia Cúc Phương hàng năm thu hút từ 120-130 nghìn khách đến tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học.

Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch, Cúc Phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường và đạt được nhiều kết quả trong việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào dân tộc Mường nơi đây.

Đến nay, 85% người dân tộc Mường trong xã sử dụng trang phục truyền thống khi tham gia các hoạt động cộng đồng; hơn 95% hộ gia đình là người dân tộc Mường thường xuyên giao tiếp bằng tiếng dân tộc trong sinh hoạt hằng ngày, 10/10 thôn của xã Cúc Phương có đội văn nghệ, câu lạc bộ hát giao duyên tiếng Mường, thường xuyên giao lưu với các hoạt động như: Giao duyên, Rằng xường, Bọ mẹng, Mo Mường; văn hóa ẩm thực cỗ lá; các trò chơi dân gian đánh mảng, đẩy gậy, đi cà kheo...

Việc truyền dạy, sử dụng, phát triển tiếng nói, chữ viết riêng của dân tộc Mường được các già làng, trưởng bản tích cực ghi chép để truyền lại cho thế hệ trẻ và sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao do tỉnh, huyện, xã tổ chức, người Mường Cúc Phường cùng nhau giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng với các dân tộc, là dịp để Cúc Phương quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây đến du khách trong và ngoài nước. Các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường đã đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa, lay động du khách về với Cúc Phương...

Từ những lợi thế của địa phương và kết quả xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền xã Cúc Phương đã xác định việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển dịch vụ du lịch là xu hướng tất yếu, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa của người dân tộc Mường nhằm góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở địa phương.

Trong đó, Cúc Phương dã phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ban tặng, cảnh quan thiên nhiên hũng vĩ gắn với nét đẹp văn hóa bản sắc của đồng bào dân tộc Mường để phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2023, UBND xã phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương xây dựng thôn Nga 1 làm điểm để phát triển du lịch cộng đồng. Thôn Nga 1 là thôn có 100% hộ là người dân tộc Mường và là nơi còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa, nếp sống của người dân tộc Mường nên khi mô hình phát triển du lịch cộng đồng đi vào hoạt động đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia trải nghiệm.

Cúc Phương khai thác lợi thế tự nhiên gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường để phát triển du lịchNông thôn mới ở xã Cúc Phương ngày càng khởi sắc

Ông Đinh Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Cúc Phương cho biết: Phát huy thế mạnh văn hóa, lấy văn hóa làm điểm tựa cũng là hướng đi lâu dài trong phát triển du lịch tại Cúc Phương. Trong thời gian qua, địa phương đã triển khai sưu tầm được một số lượng khá lớn cồng chiêng và các hiện vật văn hóa tiêu biểu, gắn bó với đời sống người Mường để chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Mường. Không gian văn hóa Mường không chỉ là nơi trưng bày mà còn lưu giữ những kỷ vật, vật dụng gắn bó với sinh hoạt, lao động sản xuất nhiều đời nay của người Mường.

Hoạt động du lịch, dịch vụ ở Cúc Phương có nhiều khởi sắc. Trên địa bàn xã hiện có các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, 6 hộ gia đình có mô hình du lịch cộng đồng, 6 công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó có khu nghỉ dưỡng cao cấp Vedana resort...

Để làm du lịch cộng đồng, Cúc Phương tăng cường giao lưu học hỏi các mô hình tại các địa phương đã có sự phát triển mạnh về du lịch cộng đồng như: Bản Lác (huyện Mai Châu, Hòa Bình), Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hóa), Khu du lịch Thái Hải, Thịnh Đức (thành phố Thái Nguyên)... để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao trình độ, kỹ năng, phong cách phục vụ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương.

Cúc Phương 3 năm liền được chọn làm địa điểm tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Nho Quan và hội chợ thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó mang lại giá trị kinh tế bền vững cho địa phương, tạo việc làm cho nhân dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.

Với việc phát huy lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, là địa phương từ sản xuất nông nghiệp thuần nông, đời sống có nhiều khó khăn, đến nay xã Cúc Phương có cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, đời sống đồng bào dân tộc ngày càng đổi mới, ấm no, hạnh phúc. Xã Cúc Phương đã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao năm 2023.

TK (Theo baoninhbinh.org.vn)


TK (Theo baoninhbinh.org.vn)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

“Thị trấn tuyết” tại Happy Land Mộc Châu

“Thị trấn tuyết” tại Happy Land Mộc Châu
2024-12-11 15:02:00

Chào đón Giáng sinh và năm mới 2025, khu du lịch Happy Land Mộc Châu, tại bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã làm mới và ra mắt “Thị trấn tuyết” được phủ đầy...

Bóng dáng quê hương qua từng sợi cỏ bàng

Bóng dáng quê hương qua từng sợi cỏ bàng
2024-12-11 14:22:00

Cỏ bàng tưởng chừng chỉ có thể tìm thấy ở những vùng quê “đất mặn đồng chua” nay lại trở thành sản phẩm thời trang hiện đại. Ngoài những chiếc đệm ngủ, cỏ bàng hiện còn được...

Thác Thung hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ

Thác Thung hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ
2024-11-06 12:25:00

Nhờ sự phát triển của mạng xã hội, thác Thung dần được biết tới là điểm đến mới, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh nhờ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ. Đây là tín hiệu tích cực...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Pu Sam Cáp

Phát triển du lịch cộng đồng ở Pu Sam Cáp
2024-11-06 10:29:00

Xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có 4 bản với 293 hộ, 1.652 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 96,4%. Với ưu thế có độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển; khí...

Nơi hội tụ giá trị văn hóa truyền thống

Nơi hội tụ giá trị văn hóa truyền thống
2024-11-05 15:12:00

Chợ phiên vùng cao từ lâu được biết đến là nơi giao thương và hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Mỗi phiên chợ cách nhau 5 ngày, những gian hàng thổ...

Sức sống du lịch Nha Trang

Sức sống du lịch Nha Trang
2024-11-05 14:46:00

Sau 3 năm dịch bệnh, du lịch Nha Trang đã sôi động trở lại. Minh chứng cho sức sống của du lịch thành phố biển chính là sự hồi sinh của khu “phố Tây” và những bước chân nhộn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long