
{title}
{publish}
{head}
PTO- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc", đề cao đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", những năm qua, nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh xuống cấp được các cấp, các ngành quan tâm phục dựng, tôn tạo tỏ lòng tri ân với những người có công với nước. Xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy là nơi có di tích Đền Quốc Tế - ngôi đền cổ thờ 2 vị Đại vương có công dẹp giặc, bảo vệ xã tắc. Trong chiến tranh, Đền bị giặc Pháp tàn phá và do thời gian quá lâu chưa được trùng tu, tôn tạo nên đã bị hủy hoại, tới nay chỉ còn lại phần móng. Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử này, xã đã làm hồ sơ xin đề nghị cấp trên công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và có kế hoạch tu bổ, tôn tạo, xây dựng lại.
![]() |
Các cụ cao niên trong làng xác định dấu tích còn lại của trụ cổng Đền Quốc Tế. |
Đền Quốc Tế nằm kề bên dòng sông Đà xanh trong, ngay bến đò Bợ, thuộc khu 4 xã Thạch Đồng. Căn cứ vào sắc phong công trạng viết vào năm 1938, được sao chép lại tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hán nôm thì Đền Quốc Tế thờ 2 vị Đại vương có công dẹp giặc cứu dân thời nhà Lê là Đà Giang Phan Hương Quý Minh Tôn Thần và Đà Giang Đang Đô Quý Minh Tôn Thần. 2 vị được phong là Đức Hồng Huân Đại Vương và Hồng Huân Tuy Lộc Đại Vương, được cho lập Đền thờ để nhân dân muôn đời ghi nhớ công lao to lớn. Trải qua thời gian, Đền bị xuống cấp và tới năm 1945, bị giặc Pháp đốt cháy, trong lúc tản cư loạn lạc nhân dân không lưu giữ được những hiện vật có giá trị, các sắc phong đều mai một. Tuy nhiên, tại Viện nghiên cứu Hán nôm thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam vẫn còn lại 11 sắc phong được sao chép và lưu giữ. Sắc số 11 có nội dung được dịch nghĩa: "Sắc cho xã thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ xưa đến nay đã phụng thờ: Đà Giang Phan Hương Quý Minh Tôn Thần, nguyên tặng Minh Huy Phổ Nhuận Hợp Đức Trừng Trạm Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Thần đã giúp nước, giúp dân tỏ rõ linh ứng, từng được ban cấp sắc phong chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng vào tứ tuần Đại khánh tiết của Trẫm, vậy ban bảo chiếu ân lớn, lễ có nâng bậc, đáng gia tặng: Uông Nhuận Trung Đẳng. Đặc chuẩn cho phép phụng thờ để ghi nhớ ngày quốc khánh và tỏ rõ điều lệ thờ tự: Hãy nhận". (Sắc phong của vua Khải Định ngày 25 -7 - 1924). Thần tích của làng cũng ghi rõ: Đền không có ngọc phả, chỉ có nhân dân địa phương truyền khẩu từ đời này qua đời khác và lưu truyền phong tục đến ngày nay về công lao trời biển của 2 vị đại vương có công dẹp giặc cứu dân. Ngày sinh, ngày hóa của 2 Đại Vương không được ghi chép lại nhưng hàng năm Đền vẫn có lễ chính vào ngày 9 -10 tháng 2 âm lịch, còn gọi là lễ Khai sắc. Trong lễ Khai sắc gồm phần lễ và phần hội, các lễ vật cúng tế ở đền gồm lợn đen, xôi, hoa, quả... Trong phần hội có rước kiệu tế Đức Thánh Tản Viên Sơn rồi rước về Đền, phần hội còn có tổ chức hội vật truyền thống, bơi trải và nhiều trò chơi dân gian. Sau khi đền Quốc Tế bị thực dân Pháp đốt cháy, dân làng Thạch Đồng tu sửa phần hậu cung để thờ phụng tưởng nhớ công ơn của 2 vị Đại Vương. Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, nhân dân trong xã, trong làng tập trung tại nền Đền để nghe cán bộ Việt minh tuyên truyền về cuộc cách mạng của dân tộc. Từ ngôi đền này đoàn người đã kéo về huyện lị Thanh Thủy để đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Hòa bình lập lại, nơi đây là khu sinh hoạt vui chơi cho thanh, thiếu niên trong làng. Sau một thời gian dài không được tu bổ sửa chữa ngôi đền đã sập sệ đổ nát từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Năm 1965, xã đã cho xây nhà kho thóc và 1 lớp học vỡ lòng trên nền đất của khu Đền. Năm 1975, dựa vào những dấu tích có giá trị còn lại của đền như móng, trụ, cổng đền và các hạng mục liên quan khác, kho thóc của HTX nông nghiệp và nhà lớp học đã trả lại nguyên trạng phần đất cho Đền Quốc Tế. Với các dấu tích còn lại, những bậc cao tuổi trong làng xác định: Đền gồm 3 cấp, trên cùng là đền chính, kiến trúc theo kiểu chữ đinh, tòa tiền đế 3 gian, 2 dĩ; hậu cung 3 gian; sân chính giữa là bệ tế, 2 bên tả mạc, hữu mạc mỗi tòa 3 gian. Nhận thấy Đền Quốc Tế mang ý nghĩa giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" sâu sắc, rất cần thiết được trùng tu, tôn tạo, khôi phục để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nên đầu năm 2014, nhân dân, trong xã góp công góp của xây dựng lại ngôi nhà 4 gian, khóa giang nối tường, lợp ngói xi măng để bệ thờ, thờ ngai, bài vị, mũ áo, đai, bia, mâm bồng, đài nến, đài rượu, hoành phi, câu đối và một số vật dụng khác. Sau thời gian thẩm định hồ sơ, ngày 19 - 3 - 2015 UBND tỉnh đã Ban hành Quyết định số 556 - QĐ/UBND xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Quốc Tế xã Thạch Đồng. Ông Trần Quang Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chính quyền xã đang hoàn thiện hồ sơ xin đề nghị được phép trùng tu tôn tạo di tích Đền Quốc Tế nhằm đề cao nghĩa cử tri ân công đức người có công với nước và phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân…
Với vị trí tựa sơn, đạp thủy nằm trong khuôn viên thoáng đãng, tĩnh mịch, giao thông thuận lợi cả đường thủy và đường bộ, cùng với Đảo ngọc xanh, suối khoáng nóng và những thế mạnh du lịch của huyện Thanh Thủy, hy vọng thời gian tới xã Thạch đồng sẽ là điểm du lịch văn hóa, sinh thái lý tưởng cho du khách hành hương về nguồn phù hợp với tín ngưỡng và nguyện vọng của nhân dân địa phương.
Lê Hoàng
Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo, riêng biệt của dân tộc Việt Nam, được gìn giữ, duy trì ...
Ngày 10/11, tại Đền Vân Luông (khu 7, phường Vân Phú, TP Việt Trì), UBND phường Vân Phú phối hợp với đơn vị thi công tổ chức lễ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo ...
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy đã ...
Làng Lại Đà bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp ...
Ngày 31/3, UBND huyện Lâm Thao tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Nguyễn Mẫn Đốc tại khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm ...
Ngày 11/1, Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều ...
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có ...
baophutho.vn Sáng 10/3 (âm lịch), dù trời mưa to từ sáng sớm nhưng như một lời hẹn thiêng liêng đã khắc sâu trong tâm khảm, hàng vạn con Lạc cháu Hồng vẫn...
Gánh lễ lên Đền
Cách bán đảo Triều Tiên khoảng 130km về phía Nam là hệ thống nham thạch rộng lớn. Nằm trên hòn đảo Jeju, Hàn Quốc, Manjanggu được xem là hệ thống ống nham thạch lớn trên thế giới.
Việc mở rộng miễn thị thực ước tính sẽ giúp Việt Nam lập tức thu về hàng trăm triệu USD, theo tính toán được nhóm công tác du lịch tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 9/6.
Một bữa ăn phải trả 22 triệu đồng; giá phòng khách sạn 3 sao lên tới 46 triệu đồng/đêm; việc găm phòng để nâng giá… là những hành vi phải bị lên án và xử phạt nghiêm minh để...
Chợ Khan, nằm ở trung tâm thủ đô New Delhi, là nơi tập trung những món đồ vô cùng đắt đỏ. Tiền thuê mặt bằng và giá hàng hóa tại đây luôn ở mức trên trời, chỉ một bộ phận rất...
PTo- "Hưng Hóa ký lược" là một tập địa chí đầu tiên viết về tỉnh Hưng Hóa xưa (Phú Thọ ngày nay); tác phẩm được viết bằng chữ Hán (khoảng 42.000 chữ) vào năm Bính Thìn...
Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 3.275.191 lượt khách, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2014.