{title}
{publish}
{head}
Là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thời tiết, khí hậu quanh năm ôn hòa, mát mẻ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc được giữ gìn và phát huy..., cùng xu thế phát triển du lịch (DL) trong nước và toàn cầu, tỉnh Hà Giang xác định phát triển DL xanh sẽ là hướng phát triển xuyên suốt đưa “ngành công nghiệp không khói” vươn xa.
DL xanh là loại hình DL hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo; phát huy các di sản thiên nhiên cũng như những giá trị truyền thống của từng dân tộc. DL nước ta nói chung, DL Hà Giang nói riêng, khi trở thành “điểm nóng” thu hút du khách mà thiếu sự chuẩn bị hạ tầng và tâm lý, thì lập tức phải đối mặt với việc hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí phát triển quá nhanh, quá tải... DL phát triển “nóng” trong khi hệ thống kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước và ngành DL chưa theo kịp, dẫn đến nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ xây dựng dễ “né” hệ thống xử lý chất thải, trong khi túi nilon, chai lọ, vật dụng làm bằng nhựa xả khắp các điểm DL không được kiểm soát, gây suy giảm sức hấp dẫn điểm đến và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh DL.
Các công ty du lịch lữ hành khảo sát điểm du lịch thôn Lũng Hầu, xã Thái An (Quản Bạ). |
Xác định việc phát triển DL xanh, bền vững là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh ta tập trung xây dựng 5 nhóm sản phẩm DL, gồm, nhóm sản phẩm cộng đồng; nhóm sản phẩm văn hóa; nhóm sản phẩm sinh thái, nghỉ dưỡng; nhóm sản phẩm thể thao, mạo hiểm; nhóm sản phẩm thương mại, biên giới. Đồng thời, tập trung phát triển các cơ sở lưu trú có vị trí, cảnh quan, không gian xanh, hài hòa với tự nhiên, có kiến trúc, thiết kế, bài trí và sử dụng trang thiết bị vật liệu thân thiện với môi trường; cơ sở dịch vụ ăn uống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách DL; cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải, vận chuyển khách DL bằng phương tiện đường bộ, đường thủy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách DL theo quy định, trong phạm vi khu, điểm DL, trong đó ưu tiên các phương tiện công cộng, sử dụng năng lượng không phát thải khí gây ô nhiễm; phát triển đa dạng trải nghiệm các loại hình di chuyển thông qua các phương tiện truyền thống tại các điểm DL; khuyến khích bán hàng OCOP địa phương, các mặt hàng nông sản, sản phẩm do địa phương sản xuất...
Du khách Check-in dốc Thẩm Mã. |
Qua khảo sát thực tiễn tại tỉnh ta, ông Kenneth Wood, Trưởng nhóm Dự án DL Thuỵ Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam, chia sẻ: Hà Giang là tỉnh được biết đến là điểm DL hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ; những nét truyền thống đầy màu sắc của đồng bào các dân tộc được lưu giữ và phát huy. Việc đưa Hà Giang trở thành điểm DL xanh và bền vững là rất phù hợp với định hướng cũng như chiến lược chung của toàn ngành và là xu hướng phát triển chung thế giới. Để thúc đẩy phát triển xây dựng thương hiệu “Hà Giang điểm đến DL xanh” các bên liên quan cần hỗ trợ ngành DL thông qua các hoạt động cụ thể như: Hỗ trợ kĩ thuật trong việc triển khai các chính sách về DL; xây dựng các mô hình và quản lý điểm đến DL cộng đồng xanh; hỗ trợ các sáng kiến trong phát triển DL bền vững của tỉnh, từ đó Hà Giang sẽ trở thành một trong những điểm DL xanh tiêu biểu của Việt Nam cũng như khu vực trong một ngày không xa.
Việc phát triển DL xanh sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực của DL đến cảnh quan và hệ sinh thái địa phương, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; lưu giữ bản sắc văn hóa địa phương; tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương thông qua các dịch vụ DL cộng đồng và sản phẩm thủ công truyền thống... do đó, phát triển DL xanh giúp xây dựng hình ảnh Hà Giang là một điểm đến thân thiện.
TK (Baohagiang.vn)
Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công...
Mường Bi - Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) được biết đến là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, Tân...
Đến với làng trầm hương thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) thời điểm này, giữa hương trầm thoang thoảng như đượm vào mỗi nếp nhà, ngõ xóm, hoạt động...
Trên Quốc lộ 27C nối phố hoa Đà Lạt với phố trầm hương Nha Trang có điểm dừng chân, lưu trú trải nghiệm một vùng sinh thái đa chức năng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công...
Thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án), trong 3 năm qua, hoạt động du lịch của tỉnh có sự khởi sắc, hình thành nhiều sản...
Phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp được xem là “mỏ vàng” đang chờ đợi được khai phá hiệu quả của Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh, doanh thu cao và hiệu quả. Với...
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư...
Năm 2024, Khánh Hòa đón hơn 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 98,8% so với năm 2023. Có được sự tăng trưởng một phần là nhờ các hãng hàng không liên tục được mở rộng mạng lưới...
Thoát khỏi cuộc sống hối hả của phố thị đông người, ta về lại với thiên nhiên hòa mình giữa làn trước trong xanh, khẽ chạm hôn lên làn gió mát để yêu hơn phút giây tự tại, tĩnh...
Dấu ấn du lịch Sơn La
Khai thác hiệu quả tiềm năng tại chỗ, Mù Cang Chải đã tập trung định hướng và phát triển du lịch xanh một cách hiệu quả, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội...
Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhắc đến trong 71 điểm đến đẹp nhất thế giới của CNTraveller nhờ giàu cảnh quan và trải nghiệm văn hóa.