{title}
{publish}
{head}
Khai thác hiệu quả tiềm năng tại chỗ, Mù Cang Chải đã tập trung định hướng và phát triển du lịch xanh một cách hiệu quả, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Khu nghỉ dưỡng Resort Mù Cang Chải, xã Chế Cu Nha thu hút đông du khách. |
Là địa phương sở hữu đèo Khau Phạ - một trong "tứ đại đỉnh đèo” và là điểm bay dù lượn đẹp nhất nhì Tây Bắc, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo xã Cao Phạ tập trung xây dựng các điểm tham quan, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ tốt nhu cầu của du khách trong bốn mùa. Trong đó chuẩn bị tốt các hoạt động phụ trợ, điểm tham quan phụ cho hoạt động Festival Dù lượn “Bay trên mùa nước đổ”, Festival Dù lượn”Bay trên mùa vàng”, tạo điểm nhấn thu hút, giữ chân du khách.
Ông Giàng A Thênh - Phó Chủ tịch UBND xã Cao Phạ chia sẻ: "Định hướng phát triển du lịch xanh, những năm qua, địa phương đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các điểm vui chơi, sản phẩm du lịch phù hợp, thân thiện với môi trường. Năm 2024, hưởng ứng phong trào phát triển du lịch xanh, xã tổ chức phát động Phong trào "Du lịch xanh cùng Mù Cang Chải” tại khu rừng trúc bản Tà Sung, điểm cắm trại Hoong Hill, bản Tà Dông đã thu hút hàng trăm lượt du khách cùng nhân dân tham gia trải nghiệm, trồng trên 200 cây đào rừng, tu sửa và tỉa rừng trúc để tạo cảnh quan đẹp”.
Thực hiện mục tiêu xây dựng huyện trở thành huyện du lịch "Xanh - Bản sắc - An toàn - Thân thiện”, Mù Cang Chải chú trọng phát huy lợi thế tại chỗ để xây dựng, duy trì các hoạt động, sản phẩm du lịch, tạo thương hiệu riêng. Nhân dân các địa phương duy trì cảnh quan ruộng bậc thang đẹp; quản lý, bảo vệ tốt các cảnh quan tự nhiên như: đỉnh Lùng Cúng xã Nậm Có, bãi đá cổ xã Lao Chải, rừng trúc xã Púng Luông, đồi thông, sống lưng khủng long xã Dế Xu Phình, rừng tự nhiên cổ thụ xã Chế Tạo...
Nhân dân cũng phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp - làng nghề theo mùa, các sản vật địa phương như: thổ cẩm, rượu thóc La Pán Tẩn, gạo Séng cù, nếp Tan Cao Phạ, sơn tra, mật ong, thổ cẩm, rèn đúc nông cụ... để phục vụ du khách. Các tổ chức, cá nhân, đơn vị làm dịch vụ du lịch quan tâm khai thác các điểm tham quan tự nhiên đẹp để kết nối phát triển các tour du lịch để tăng thời gian cho du khách tham quan, trải nghiệm, khám phá các hoạt động văn hóa, điểm check in đẹp, leo núi trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của địa phương.
Ông Trịnh Thế Bình - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: "Thực hiện định hướng xây dựng huyện trở thành huyện du lịch xanh, Mù Cang Chải tập trung quy hoạch các sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh vùng, địa phương như: du lịch chinh phục, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử - văn hóa truyền thống... với từng địa phương có sẵn tiềm năng phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Huyện cũng tăng cường quản lý, định hướng để các tổ chức, cá nhân phát triển cơ sở, dịch vụ du lịch bảo đảm mang nét đặc trưng, độc đáo về phong cách phục vụ, nghệ thuật trang trí hấp dẫn, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Có thể kể tên những điển hình như điểm du lịch nghỉ dưỡng Ecolodge ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt; điểm nghỉ dưỡng Helo Mu Cang Chai tại xã La Pán Tẩn; khu nghỉ dưỡng Resort Mù Cang Chải tại xã Chế Cu Nha...”.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc, ngành du lịch Mù Cang Chải ngày càng phát triển mạnh theo hướng du lịch xanh, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm du lịch có tính đặc trưng. Du khách đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải ngày càng tăng theo thời gian. Minh chứng thuyết phục là năm 2024, huyện đã đón trên 369.870 lượt khách, đạt 105% kế hoạch, trong đó có trên 31.520 lượt khách nước ngoài; doanh thu từ du lịch ước đạt 388,3 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch.
TK (Theo baoyenbai.com.vn)
Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công...
Mường Bi - Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) được biết đến là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, Tân...
Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhắc đến trong 71 điểm đến đẹp nhất thế giới của CNTraveller nhờ giàu cảnh quan và trải nghiệm văn hóa.
Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc...
Hòn Sơn ở Kiên Giang đang ngày càng trở nên xinh đẹp và thu hút những người yêu “xê dịch” từ khắp nơi đến tham quan, khám phá.
Với vị trí chiến lược quan trọng cùng mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng, Hòa Bình đang là một trong những vùng đất đáng đến trên...
Trong không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện...
Tây Ninh là tỉnh thứ 3/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng hoàn thiện Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh.
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên vô giá để bảo tồn, tôn tạo, phục vụ khai thác phát triển du lịch đúng tầm vóc nhằm thu hút ngày...
Với mục tiêu làm sống lại những giá trị lịch sử, văn hóa thông qua góc nhìn trẻ trung và sáng tạo, mô hình “Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử” đang trở...
Đến trải nghiệm văn hóa dân tộc K’Ho dưới chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), cùng hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng, xem làm rượu cần, dệt thổ cẩm...;...
Nhắc Khánh Hòa, du khách nghĩ ngay đến biển xanh, cát trắng. Nhưng không chỉ vậy, xứ Trầm Hương còn có núi rừng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những nét văn hóa truyền...