{title}
{publish}
{head}
Bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển ngành Du lịch với quan điểm “Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa” đang là hướng đi được tỉnh Hà Giang quan tâm thực hiện nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời định vị thương hiệu du lịch Hà Giang trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Du khách nước ngoài tìm hiểu nhạc cụ dân tộc tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Mèo Vạc.
Du khách có dịp đến huyện Mèo Vạc, ghé thăm Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng (DLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi chắc hẳn sẽ có được những trải nghiệm thú vị. Khu làng gồm quần thể các ngôi nhà được xây dựng theo phong cách truyền thống của đồng bào dân tộc Mông với lối kiến trúc đặc trưng là những ngôi nhà trệt, trình tường đất vững chắc, xung quanh được bao bọc bởi tường rào đá kiên cố. Ngôi làng được khởi công xây dựng từ năm 2017 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2019. Hiện nay, trong làng có 17 hộ quản lý, kinh doanh các dịch vụ lưu trú, ăn uống. Đặc biệt, du khách đến đây còn được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như: Dệt vải lanh, đan quẩy tấu, làm khèn Mông... Với những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mông, Làng Văn hóa DLCD dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ ngày càng chiếm được sự yêu mến của du khách trong và ngoài nước; lượng khách đến không ngừng tăng qua các năm. Bình quân mỗi năm làng đón trên 150 nghìn lượt khách, doanh thu hơn 50 tỷ đồng.
Tương tự, cách trung tâm thành phố Hà Giang 5 km, thôn Tha, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) được nhiều du khách biết đến với ấn tượng là ngôi làng mộc mạc, thơ mộng, bình yên. Toàn thôn có 132 hộ, trong đó 99% dân số là dân tộc Tày. Điều đáng chú ý là đồng bào nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình như: Sử dụng tiếng nói, trang phục truyền thống, dựng nhà theo kiến trúc nhà sàn lợp mái cọ, các làn điệu hát Then, đàn Tính được bảo tồn, phát huy. Với những lợi thế về văn hóa truyền thống, có 8 hộ trong thôn đã kinh doanh dịch vụ homestay và cung cấp các hoạt động trải nghiệm phục vụ du khách. Từ năm 2021 đến nay, làng đón gần 5.000 lượt người, doanh thu từ du lịch đạt gần 1,5 tỷ đồng. Đặc biệt, vừa qua, Làng Văn hóa DLCĐ thôn Tha được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh và đạt các tiêu chí xây dựng “Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP”.
Đồng bào dân tộc Dao, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) giữ gìn trang phục truyền thống.
Thực hiện chủ trương gắn phát triển du lịch với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, những năm qua, tỉnh tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, trong đó chỉ đạo xây dựng các làng văn hóa DLCĐ tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đến nay, toàn tỉnh có 40 làng văn hóa DLCĐ. Các làng thường xuyên được quan tâm đầu tư, nâng cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến nơi cực Bắc Tổ quốc. Hàng năm, bình quân mỗi làng thu hút được khoảng 10 nghìn lượt khách đến tham quan; doanh thu của các hộ làm dịch vụ homestay tại các làng văn hóa DLCĐ bình quân đạt trên 70 triệu đồng.
Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công tác bảo tồn giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 131 di sản văn hóa vật thể, 446 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 61 di sản văn hóa vật thể và 32 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận, xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Ngoài ra còn rất nhiều phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc đang tiếp tục được nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Có thể khẳng định, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, lưu giữ, phục dựng đã, đang được phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút du khách đến Hà Giang, góp phần thúc đẩy ngành Du lịch ngày càng phát triển. Thực tế, lượng khách du lịch đến tỉnh trong những năm qua không ngừng tăng. Riêng trong 7 tháng năm 2024, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt hơn 1,9 triệu lượt người, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2023; tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 5.000 tỷ đồng.
(Theo Baohagiang.vn)
Tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có ở địa phương, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã hình thành nên các điểm du lịch, dịch vụ...
Xúc tiến, quảng bá có ý nghĩa then chốt trong phát triển, định vị thương hiệu du lịch. Trong bối cảnh xu hướng du lịch liên tục thay đổi, du khách ngày càng yêu cầu cao về chất...
Xã Bình Châu (Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là địa phương ven biển được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm đến mê hoặc lòng người. Trong đó, thắng cảnh Hòn Nhàn, Ba Làng An, bãi...
Những năm gần đây, Ninh Bình liên tục được xếp thứ hạng cao trong danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Việt Nam) một lần nữa khẳng định vị thế số một châu Á khi được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) trao tặng danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu...
Mới đây, chuyên trang du lịch Escape của Australia đã đăng bài viết giới thiệu những điểm đến lý tưởng nhất thế giới trong tháng 9, bao gồm đô thị cổ Hội An của Việt Nam.
Tỉnh Cao Bằng không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chiều sâu lịch sử - văn hóa, hệ thống di tích độc đáo mà còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực mời gọi du khách...
Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang được công nhận như một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Nắm bắt xu hướng du lịch xanh, huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) tập trung phát triển du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa mang bản sắc riêng.
Trên địa bàn 2 huyện ở tỉnh Cà Mau có diện tích rừng tràm, gồm: U Minh, Trần Văn Thời; hiện có khoảng 10 đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng.
Dịp Quốc khánh 2/9, người lao động trong cả nước sẽ được nghỉ 4 ngày. Nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch để khép lại một mùa hè và tạo hứng khởi cho con trẻ trước khi bước vào...
Vùng đất nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 40km được thiên nhiên ưu đãi cho thế núi, hình sông, đồng bãi cùng hệ thống di tích, danh lam thắng cảnh,...