![](http://c.baophutho.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Phần lớn cơ sở hạ tầng ở Gaza, bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở dân sự khác đã bị biến thành đống đổ nát trong cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và phong trào Hamas.
Đống đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 9/2/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)
Liên hợp quốc ngày 11/2 (giờ New York) đưa ra ước tính rằng cần hơn 53 tỷ USD để tái thiết Dải Gaza và chấm dứt “thảm họa nhân đạo” đã tàn phá vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này của Palestine, trong đó 20 tỷ USD chỉ tính riêng cho 3 năm đầu tiên.
Trong một báo cáo được phóng viên TTXVN tại Trung Đông trích dẫn, Liên hợp quốc cho rằng một “khuôn khổ chính trị và an ninh” cũng phải được đưa ra để quá trình phục hồi và tái thiết có thể bắt đầu, và nền tảng có thể được tạo ra cho một tiến trình chính trị, nhằm nhanh chóng chấm dứt sự chiếm đóng của Israel “và thiết lập một giải pháp hai nhà nước mang tính khả thi.”
Phần lớn cơ sở hạ tầng ở Gaza, bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở dân sự khác đã bị biến thành đống đổ nát trong cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và phong trào Hamas, trên dải đất này kể từ ngày 7/10/2023.
Trong báo cáo, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết đây chỉ là đánh giá ban đầu và chưa đầy đủ về “quy mô to lớn của nhu cầu phục hồi và tái thiết ở Dải Gaza.”
Theo ông Guterres, báo cáo ước tính nhu cầu phục hồi và tái thiết trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên khắp Dải Gaza là 53,142 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu ngắn hạn cho 3 năm đầu tiên ước tính khoảng 20,568 tỷ USD.
Trước đó, trong một nghị quyết được thông qua vào tháng 12/2024 kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện ở Gaza, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã yêu cầu ông Guterres cung cấp đánh giá về nhu cầu của vùng lãnh thổ này của Palestine trong vòng hai tháng.
Báo cáo đánh giá rằng với “hơn 60% nhà cửa” bị phá hủy trong cuộc xung đột kéo dài hơn một năm giữa Israel và Hamas, lĩnh vực nhà ở cần khoảng 15,2 tỷ USD.
Theo báo cáo, trong hai lĩnh vực thương mại-công nghiệp và y tế, mỗi lĩnh vực cần đầu tư khoảng 6,9 tỷ USD.
Việc phục hồi ngành nông nghiệp sẽ mất khoảng 4,2 tỷ USD, giao thông vận tải 2,9 tỷ USD, nước và vệ sinh 2,7 tỷ USD trong khi đó chi phí cho giáo dục ước tính là 2,6 tỷ USD.
Báo cáo cũng lưu ý đến chi phí đặc biệt cao khoảng 1,9 tỷ USD cho lĩnh vực môi trường “do đống đổ nát khổng lồ chứa đầy bom mìn chưa nổ và chi phí cao liên quan đến việc dọn dẹp.”
Liên hợp quốc ước tính rằng cuộc xung đột Gaza đã tạo ra hơn 50 triệu tấn rác thải, bao gồm thi thể người, bom mìn chưa nổ, amiăng và các chất nguy hại khác.
Ông Guterres kết luận trong báo cáo rằng “điều quan trọng là Chính quyền Palestine phải là trung tâm của việc lập kế hoạch và thực hiện công tác phục hồi và tái thiết ở Gaza”.
Nguồn TTXVN
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cùng Tổ chức xây dựng Arập và quốc tế tại Palestine đã ký kết Bản ghi nhớ (MoU) trị giá 80 triệu USD.
Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên: "Tôi quyết tâm mua và sở hữu Gaza. Về việc tái thiết, chúng tôi có thể giao cho các quốc gia khác ở Trung Đông xây dựng từng khu vực..."
Liên đoàn Arab bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Jordan và Ai Cập trong việc phản đối các đề xuất của Tổng thống Mỹ Trump về việc di dời người Palestine từ Gaza sang các quốc...
Giới chuyên môn đang thảo luận nhiều về chi phí của hoạt động dùng máy bay trục xuất người di cư, với quan điểm cho rằng các chuyến bay như vậy đang gây tốn kém cho ngân sách...
Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump có thể diễn ra vào...
Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực châu Mỹ đang trải qua khoảng thời gian sóng gió, sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định “mạnh tay” trục xuất những người...
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nêu rõ: "Hôm nay, những chuyến bay đầu tiên từ Mỹ đến Vịnh Guantanamo chở những người di cư bất hợp pháp đã được thực hiện."
Mặc dù đồng USD mạnh thường có tác động kìm hãm giá vàng, nhưng giá vàng vẫn tăng do sự bất ổn xung quanh chính sách thuế quan của ông Trump đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn...
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt mốc 36.000 USD trong năm 2024.
Theo số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố ngày 31/1, người lao động nước ngoài hiện đang chiếm khoảng 3,4% tổng lực lượng lao động tại Nhật Bản.