{title}
{publish}
{head}
Tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, người Ðiện Biên nói chung, Mường Phăng nói riêng luôn tự hào vì có khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Nơi đây là địa danh gắn liền với Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Bởi thế, sau 70 năm, bên cạnh việc bảo tồn, gìn giữ, các cấp, ngành và cả người dân nơi đây đang cố gắng phát huy giá trị di tích đặc biệt này để phát triển du lịch, đưa Mường Phăng trở thành “địa chỉ đỏ” trong mỗi cuộc hành hương về với cội nguồn của lịch sử, của chiến thắng vẻ vang năm xưa.
Đông đảo du khách tới thăm di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ trong dịp đầu năm mới 2024.
Thông tin từ Ban Quản lý Di tích tỉnh, năm 1962, Di tích Chiến trường Ðiện Biên Phủ được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia, đến năm 2009, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, trong đó có di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Mường Phăng. Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ được đầu tư kinh phí phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị di tích với nhiều hạng mục chính như: Ðường vào tham quan di tích dài 1.300m, gồm 12 ngôi lán ở và làm việc của Bộ chỉ huy chiến dịch, 3 đường hầm trong đó có đường hầm xuyên núi dài 69m, các biển, bảng bia chỉ dẫn, nhà đón tiếp khách tham quan rộng 135m2... và các hạng mục phụ trợ khác. Ngoài di tích trên, tại xã Mường Phăng còn một số điểm di tích khác, như: Ðài quan sát trên đỉnh Pú Tó Cọ, Khu bia Tổng cục Hậu cần, Ủy ban Kháng chiến tỉnh Lai Châu, Bãi duyệt binh mừng chiến thắng; Khu Tòa soạn Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang được bảo vệ gần như nguyên vẹn.
Hiện nay, di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ do Ban Quản lý Di tích tỉnh quản lý luôn là địa điểm hấp dẫn du khách tới tham quan, tìm hiểu lịch sử về giai đoạn kháng chiến chống Pháp cách đây 70 năm. Ðể phát huy giá trị di tích, đơn vị đã tăng cường công tác nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật, bố trí lực lượng bảo vệ, quản lý, thuyết minh viên túc trực sẵn sàng phục vụ du khách.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Ðặc biệt, với di tích có ý nghĩa gắn bó quan trọng với Mường Phăng, tất cả cán bộ, viên chức, người lao động đang làm việc tại đây đều là người gốc Mường Phăng. Ông Lò Văn Hoàng, Tổ trưởng Tổ quản lý di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Ðiện Biên Phủ cho biết: “Thời gian qua, di tích đón rất nhiều đoàn về thăm, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Các đoàn đến Ðiện Biên hầu như đều đến dâng hương Khu tưởng niệm Ðại tướng Võ Nguyên Giáp và tham quan di tích. Như các năm trước thì thời điểm đông khách nhất vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; ngày không phải lễ thì tập trung vào cuối tuần. Các tháng 6, 7, 8 thì vắng khách hơn do là mùa mưa, khách ít lên du lịch Tây Bắc. Dịp đông nhất có khi chúng tôi tiếp đón, phục vụ gần 2.000 lượt khách/ngày”.
Nắm giữ tài nguyên du lịch đầy tiềm năng, người dân Mường Phăng cũng đã biết khai thác lợi thế đó để mở các loại hình dịch vụ, thương mại thay thế cho canh tác nông nghiệp truyền thống. Nhờ hệ thống giao thông được nâng cấp, đồng bộ, nối khu di tích với các tuyến quốc lộ 12, trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ mà lượng khách du lịch đến với Mường Phăng cũng đông hơn nhiều lần. Bám vào các tuyến đường mới mở, nhiều hộ dân tại bản Phăng 2 đã mở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm... phục vụ du khách tham quan. Nhờ đó, cuộc sống người dân, diện mạo nông thôn mới xã Mường Phăng đã có đổi thay đáng kể so với trước đây. Theo thống kê của UBND xã Mường Phăng, hiện trên địa bàn đang có 37 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống.
Gia đình chị Cà Thị Xuân, bản Phăng 2 mở nhà hàng Xuân Tiến phục vụ các món ăn dân tộc ở ngay gần cổng Khu di tích. Ngoài ra, chị Xuân còn mở thêm một gian hàng ngay trong khuôn viên Khu di tích kinh doanh các mặt hàng quà lưu niệm, đặc sản địa phương.
Các di tích trên địa bàn xã Mường Phăng là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá của tỉnh Ðiện Biên. Ngoài giá trị văn hóa lịch sử, Mường Phăng còn là một trong những khu bảo tồn tự nhiên đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Ngay cạnh khu di tích là các bản văn hóa truyền thống người Thái với những nếp nhà sàn đơn sơ, độc đáo, nét văn hóa truyền thống, ẩm thực đặc sắc. Tất cả góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng có, một chuyến tham quan đầy ý nghĩa, trải nghiệm cho du khách khi đến với Mường Phăng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngoài di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ đang được khai thác phục vụ khách tham quan, còn các di tích khác vẫn ở mức độ bảo tồn chứ chưa được phát huy. Ðơn cử như di tích Ðài quan sát trên đỉnh Pú Tó Cọ đầy tiềm năng để phát triển loại hình du lịch khám phá, trải nghiệm leo núi. Dù đã có nhiều đoàn tới khảo sát để xây dựng các tour du lịch nhưng đến thời điểm này, di tích dường như vẫn “ngủ quên”. Thêm vào đó, tại Mường Phăng hiện nay vẫn chưa có dịch vụ lưu trú mà chỉ có 2 - 3 homestay phục vụ nghỉ trưa hoặc cho các nhóm khách lẻ. Nhiều người dân Mường Phăng nêu lý do là ở đây quá gần trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ nên du khách thường không chọn nghỉ lại tại đây. Ðó cũng là một nguyên nhân, nhưng không chỉ Mường Phăng mà ngay cả trung tâm TP. Ðiện Biên Phủ cũng đang phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ lại thì chơi gì?” khi không có các dịch vụ vui chơi, giải trí hay hoạt động thương mại về đêm đi kèm. Thiết nghĩ, đến khi giải quyết được các vấn đề đó, du lịch tại Mường Phăng sẽ ngày càng phát triển, đóng góp thêm những sản phẩm chủ lực cho du lịch lịch sử của tỉnh.
TK
(Theo baodienbienphu.com.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
6 tháng đầu năm, du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục khởi sắc về nhiều mặt. Ngành du lịch đang tập trung vào chiều sâu sản phẩm và chất lượng phục vụ, định vị thương hiệu nghỉ...
Điểm du lịch cấp tỉnh được công nhận là Đá bạc Eco có địa chỉ tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Phương.MP quản lý. Đá bạc...
Để có một hành trình du lịch hấp dẫn và ấn tượng cho du khách, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên khéo léo lồng ghép những câu chuyện văn hóa, lịch sử thú vị gắn với mỗi địa...
Toàn TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đang có khoảng 200 hộ dân trồng các loại hoa phong lan, với tổng diện tích khoảng 40 ha. Hoa phong lan đang mang lại thu nhập cao, ổn định cho...
Chuyển đổi xanh là xu thế không thể đảo ngược đối với các quốc gia và thế giới. Nội hàm trọng tâm của công cuộc chuyển đổi xanh đó là phát triển nền kinh tế xanh không chỉ khu...
Đề án Di sản đương đại Mang Thít là tiền đề góp phần bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) trở thành một vùng di sản đương đại có giá trị mang...
Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm...
Từ đầu mùa hè đến nay, danh thắng thác Trăng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Các dịch vụ ăn uống, tham quan phát triển đã đem lại thu nhập cho hàng...
Từ xa xưa, ông cha ta có câu ca dao tục ngữ: “Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần”. Với hương vị đậm đà thơm ngọt đặc trưng, tương làng Bần hay tương Bần đã trở thành trở...
Các phương tiện truyền thông vừa thông báo tin vui về việc trang web chuyên về đánh giá du lịch toàn cầu Tripadvisor công bố bảng xếp hạng 10 bãi biển đẹp nhất khu vực châu Á...