{title}
{publish}
{head}
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 4/10/2021. Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo các xóm, bản vùng cao trên địa bàn huyện Yên Lập khi tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; giải quyết nhu cầu cấp thiết về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tạo sinh kế cho đồng bào DTTS; hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, xây dựng thiết thế văn hóa thôn, xóm...
Từ nguồn vốn của Chương trình, huyện đã đầu tư sửa chữa nhà 2 tầng với 8 phòng học; đầu tư phòng tin học cho Trường THCS Mỹ Lung.
Đồng chí Đinh Hoài Nam- Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lập cho biết: “Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình gắn với mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, huyện chủ động lựa chọn những nội dung tập trung vào những vấn đề mới, bao quát toàn diện lĩnh vực trên địa bàn để chỉ đạo triển khai thực hiện. Các nội dung phải đảm bảo phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn, đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực, hướng tới phát triển bền vững ”.
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Yên Lập triển khai 10 dự án nằm trong Chương trình với tổng vốn đầu tư trên 264 tỷ 305 triệu đồng.
Với sự quyết tâm cao, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình 1719 và các chương trình khác, kinh tế- xã hội của huyện ngày càng phát triển ổn định đã thể hiện được những ý nghĩa quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS trên địa bàn.
Theo đó, từ năm 2023 đến nay, địa phương đã hỗ trợ 70 hộ dân xây mới nhà ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 302 đối tượng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.035 hộ... Đặc biệt, Yên Lập đã đầu tư xây dựng 2 công trình hạ tầng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư xã Mỹ Lương và Lương Sơn; 5 công trình xây dựng nhà lớp học, ký túc xá, nhà công vụ và các công trình phụ trợ tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trung Sơn A; Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS; 3 công trình điểm du lịch trải nghiệm di sản, điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN gắn với di tích lịch sử tại xã Mỹ Lung, Xuân An, Minh Hòa. Chương trình còn phát huy hiệu quả rõ nét với các chính sác dân tộc được thực hiện đúng, đủ, kịp thời giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động giáo dục được chú trọng đầu tư phát triển, chất lượng ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên hiện tại và định hướng cao hơn. Các cơ sở y tế làm tốt công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của Nhân dân.
Hệ thống y tế các tuyến được củng cố, phát triển và hoàn thiện; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được đầu tư theo hướng hiện đại; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên ở cả 2 tuyến, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại. Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực văn hóa, thông tin không ngừng được đầu tư. 100% khu dân cư có loa truyền thanh hoạt động, có nhà văn hóa, được phủ sóng điện thoại di động. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển rộng khắp, chất lượng được nâng lên.
Hằng năm, tỷ lệ khu dân cư văn hóa đạt trên 80%, gia đình văn hóa đạt trên 85%. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích, di sản văn hóa luôn được quan tâm, gắn với phát triển du lịch văn hóa, tạo nền tảng phát triển bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, nhất là của người dân tộc thiểu số trên địa bàn như: Nghi lễ cấp sắc,Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt....
Cùng với những kết quả đạt được, Yên Lập còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình 1719, đó là: Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp so với các địa phương trong tỉnh; các nguồn lực đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, nguồn thu trên địa bàn chưa cao; trong khi đó cơ sở hạ tầng- kỹ thuật còn hạn chế, có tiềm năng, lợi thế nhưng thiếu nguồn lực đầu tư; gần như không có khả năng bố trí vốn đối ứng...
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn thiếu nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Bên cạnh đó, nguồn vốn phân bổ chậm, nhất là vốn sự nghiệp nên gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của địa phương. Nhiều nội dung chỉ đạo, hướng dẫn, nội dung dẫn chiếu quy định bị chồng chéo, chưa quy định hoặc chưa phù hợp với thực tế tại địa phương.
Ông Phạm Thanh Tuyến ở khu 9, xã Mỹ Lung trồng sắn dây thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao
Về mức giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số đối với huyện Yên Lập chưa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Tiểu dự án 2- Dự án 3 của Chương trình khó thực hiện. Trong thực hiện Dự án 1 về hỗ trợ nhà ở, mức hỗ trợ là 40 triệu/hộ là rất khó khăn, vì đối tượng là hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định và nguồn tiết kiệm, trong khi giá cả thị trường xây dựng tăng cao nên cơ bản không có khả năng tự đứng ra làm nhà theo tiêu chí “3 cứng” với mức hỗ trợ trên.
Nội dung thực hiện của Tiểu dự án 3 - Dự án 5 của Chương trình 1719 và Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 2 - Dự án 4 của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có chung nội dung; Tiểu dự án 2 - Dự án 3 của Chương trình 1719 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có chung đối tượng... Để Chương trình được vận hành theo đúng yêu cầu, mục đích đã đề ra, huyện Yên Lập mong muốn cấp có thẩm quyền có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với các nội dung vướng mắc đã nêu; tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành hướng dẫn chi tiết, cụ thể nội dung thực hiện Dự án, Tiểu dự án, các nội dung thành phần và hệ thống biểu mẫu, văn bản mẫu để thống nhất triển khai thực hiện Chương trình.
Thúy Hằng
baophutho.vn Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc...
baophutho.vn Một ngày chớm đông, chúng tôi về khu Đép, xã Văn Luông gặp ông Hà Quốc Oa (sinh năm 1960) - người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn huyện...
Chúng tôi đến xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào một chiều mưa. Không vì thời tiết mà cảnh sắc âm u, ngược lại, những thửa ruộng bậc thang dần...
baophutho.vn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được...
Ở bản Hột, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Trải qua nhiều đời sinh sống và phát triển, người Thái ở bản Hột vẫn lưu giữ, bảo tồn nhiều...
baophutho.vn Từ ngày 11-19/9, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến...
Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân...
baophutho.vn Thực hiện dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương...
Những nghệ nhân “nhí” người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ,...
Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghề thủ công truyền thống và mỗi nghề đều chứa đựng những trang ký sử, tri thức dân gian, câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên độc...
baophutho.vn Những năm qua, các chương trình, chính sách, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, đặc biệt là Chương trình mục...
Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang,...