
{title}
{publish}
{head}
Người có uy tín tiêu biểu cộng đồng dân tộc Dao ở khu Xuân Thắng, xã Tất Thắng, huyện Thanh Sơn tích cực tuyên truyền, vận động cho bà con thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
PTĐT - Với 10/13 huyện, thành, thị và 218/277 xã, thị trấn là miền núi, trong đó 40 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và ATK, hơn 200 thôn ĐBKK, toàn tỉnh có 34 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 16,5% dân số, những năm qua, đời sống của đồng bào các DTTS đã có thay đổi vượt bậc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các già làng, trưởng bản, người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng.
Nhiều năm nay, bà Đinh Thị Bạn - dân tộc Mường, NCUT trong cộng đồng ở khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình bà gồm trồng rừng, cây ăn quả, nuôi bò, cá… cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Nguyên là Đại biểu Quốc hội khóa VI, không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế, bà còn gương mẫu trên nhiều lĩnh vực khác, cùng với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tích cực vận động người dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh, trật tự thôn, bản, đấu tranh, phòng chống tội phạm, bài trừ các hủ tục lạc hậu, vạch trần luận điệu của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Lời nói và việc làm của bà được đông đảo người dân nơi đây ủng hộ, làm theo, cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều lần khen thưởng.
Thanh Sơn là huyện miền núi có 23 xã, thị trấn, trong đó có 4 xã thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực II, 7 xã thuộc khu vực III; có 6 xã thuộc vùng CT 229, 77 khu ĐBKK trong tổng số 285 khu dân cư toàn huyện. Trên địa bàn có 17 dân tộc cùng sinh sống, người DTTS chiếm gần 60%, trong đó dân tộc Mường 55,53%, dân tộc Dao 3,72%, còn lại là các DTTS khác. Theo ông Trần Ngọc Đương - Phó Chủ tịch UBND huyện, xác định công tác dân tộc luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thời gian qua cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường lãnh chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Huyện cũng đã thực hiện tốt các chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS, tạo điều kiện để NCUT đi tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm tại các tỉnh bạn... Qua đó động viên NCUT phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Năm 2018, toàn huyện có 89% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, trong đó có 52% hộ người DTTS; 86,3% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa, thu nhập bình quân đầu người từng bước tăng lên và đạt 24,5 triệu đồng/người/năm. Đồng bào các DTTS đã phát huy truyền thống cần cù lao động, tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới, nhiều địa phương tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một số mô hình mới, cách làm hay trong xoá đói giảm nghèo đã được duy trì và nhân rộng, nhiều cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS đã mang lại hiệu quả tích cực trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có vai trò rất lớn của các già làng, trưởng bản, NCUT...
Không chỉ đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ đồng bào vươn lên trong cuộc sống, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, đội ngũ NCUT còn gương mẫu hiến đất, đóng góp ngày công để mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng công trình phúc lợi, huy động nhiều nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nông thôn mới (NTM)... Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, NCUT tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định trong quy ước, hương ước thôn bản, không tổ chức cưới xin, ma chay dài ngày; ăn, ở hợp vệ sinh; xóa bỏ hủ tục lạc hậu; gìn giữ các phong tục tập quán, văn hóa cổ truyền của các dân tộc.
Là “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội, NCUT đã tiếp tục nêu cao vai trò nòng cốt trên các mặt của đời sống xã hội, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; động viên con em, người thân trong gia đình và mọi người trong cộng đồng thôn, bản, tổ dân phố phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM; gương mẫu đi đầu trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể nói, NCUT giữ vị trí, vai trò hết sức to lớn, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự của địa phương. Thực tế cho thấy, những năm qua, bằng uy tín của mình, NCUT trên địa bàn tỉnh đã đi đầu trong vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn trong xã hội, nhất là hủ tục lạc hậu, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần không nhỏ để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến nay, số gia đình văn hóa, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa trong cộng đồng DTTS ngày càng tăng.
Công tác xây dựng, sử dụng và phát huy vai trò của lực lượng NCUT trong đồng bào DTTS được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng. Các già làng, trưởng bản, NCUT phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong mọi lĩnh vực, đẩy mạnh sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, thực hiện quy ước, hương ước nông thôn, xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng NTM. Thời gian tới, các huyện, thành, thị tiếp tục quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và NCUT trên địa bàn tỉnh, coi đây là lực lượng nòng cốt để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, là những tấm gương đi đầu trong phát triển sản xuất, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM ở địa phương.
Ngọc Lam
Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ...
Khả Cửu là xã miền núi của huyện Thanh Sơn, có 1.130 hộ với 5.060 nhân khẩu, sinh sống ở 14 khu dân cư, trong đó 86% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Người có ...
Với vị thế, vai trò đặc biệt của mình, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thanh Sơn đã phát huy, khẳng định vai trò là lực ...
Huyện Thanh Sơn hiện có 242 người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình, NCUT không chỉ là những hạt ...
Huyện Thanh Sơn hiện có 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đây là những hạt nhân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản ...
Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện đã trở thành “điểm tựa” ...
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy ...
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Sơn có vai trò quan trọng trong các hoạt động của MTTQ, là cầu nối giữa đồng bào dân tộc thiểu số ...
Những năm qua, để tạo sinh kế bền vững cho người dân, hầu hết các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tranh thủ phát huy hiệu quả các nguồn lực...
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở...
PTĐT - Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Yên Lập đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho các cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm niềm tin và...
PTĐT - Những năm qua, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Yên Lập, đã đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần...
PTĐT - Huyện Yên Lập là huyện miền núi phía Tây - nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực phòng thủ quốc phòng, an ninh của tỉnh với 5 xã thuộc khu vực ATK. Với 17...
PTĐT - Trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện có trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, bởi vậy Đảng bộ, chính quyền huyện luôn xem việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội...
PTĐT - Ngày 20 - 6, huyện Tân Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019 với chủ đề “Các dân tộc huyện Tân Sơn đoàn kết, giúp đỡ nhau,...
PTĐT - Tân Sơn là địa bàn vùng cao với xuất phát điểm kinh tế thấp, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ,...