{title}
{publish}
{head}
Cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa đã gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Những vật dụng hằng ngày của họ cũng vì thế được tận dụng từ thiên nhiên. Hiện hữu trong sinh hoạt hằng ngày, quả bầu như mối dây liên kết giữa truyền thuyết về cội nguồn dân tộc và cuộc sống ngày nay.
Quả bầu khô là một trong những vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của người dân Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên tin rằng, khi những đứa trẻ được sinh ra, nhau thai phải được đựng trong quả bầu, chôn xuống đất. Từ đó “bầu mẹ” sẽ giữ gìn, chở che cho đứa trẻ mau lớn khôn, khỏe mạnh. Quan trọng hơn, không chỉ dùng cho sinh hoạt hằng ngày như đựng nước uống, quả bầu là vật dùng để đựng những vật phẩm dành riêng cho việc cúng tế như: Rượu, thóc lúa, tiết các con vật... dâng lên thần linh, cầu cho sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...
Một giàn bầu khi ra hoa kết trái, ngoài sử dụng để làm thực phẩm thì những quả có hình dạng đẹp sẽ được đồng bào chọn giữ lại. Từ quả bầu xanh, để cho quả bầu thật già, sau khi hái về, trải qua các công đoạn như phơi nắng, ngâm bùn, khoét ruột. Ruột bầu được khoét và dằm nát bằng cây nhọn, đem ngâm bùn trong 3 tháng, sau đó mang lên súc cho thật sạch. Sau công đoạn này, quả bầu được đem ngâm thêm vài lần nữa với nước lá mắt mèo non (một loại lá rừng tạo mầu đen) giã nhỏ hoặc dùng lá mắt mèo chà xát bên ngoài để vỏ bầu có mầu đen, bóng, không bị phai mầu theo thời gian. Nếu muốn giữ nguyên mầu vàng nâu tự nhiên vốn có của quả bầu mà vẫn bảo đảm bền, chắc, tránh mối mọt, không bị thấm nước thì chỉ cần đem treo ở giàn bếp cho thật khô.
Thường những quả bầu dùng để đựng nước phải có bụng phình to, hình thuôn dài ở cuống. Ngược lại, nếu để đựng rượu mời khách thì quả bầu phải có hình nậm rượu với eo thắt giữa thân, hình dáng tròn, nhỏ. Những quả bầu này thường được đậy kín miệng bằng những chiếc nùi làm bằng lá cây rừng cuốn chặt. Đối với quả bầu dùng để đựng lúa hoặc gạo thì nắp lại được làm bằng một miếng gỗ mỏng bởi miệng bầu được khoét to, thuận tiện cho việc đổ lúa, gạo vào và lấy ra. Thông thường, bầu để đựng lúa gạo có hình dáng to, phình từ cuống đến thân, vỏ dày và cứng.
Ngày nay, tuy đời sống đã phát triển hiện đại nhưng quả bầu khô vẫn sử dụng thường xuyên và mang nhiều ý nghĩa với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Không chỉ vậy, quả bầu còn được các nghệ nhân dân gian chạm khắc những họa tiết hoa văn truyền thống làm thành sản phẩm trưng bày, bán cho khách du lịch làm đồ lưu niệm. Quả bầu còn được các nghệ nhân chế tác thành những chiếc chuông, mượn sức gió, tạo ra âm thanh vui tai để trang trí trước sân nhà.
Đặc biệt, quả bầu còn được người dân Tây Nguyên sử dụng làm hộp cộng âm, chế tác các nhạc cụ truyền thống như Đinh năm, đàn Gong... Sự kết hợp của quả bầu khô với những vật dụng đơn giản như tre nứa, sáp ong đã tạo nên các loại nhạc cụ có âm thanh rộn ràng, trong và êm tai. Các loại nhạc cụ được làm bằng quả bầu là những sản phẩm độc đáo và sáng tạo, là nét đặc trưng riêng không chỉ của người Tây Nguyên mà còn là bản sắc văn hóa đặc sắc của cả dân tộc Việt Nam, được bảo tồn, phát huy và gìn giữ cho đến ngày nay.
Theo Phan Hòa/nhandan.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Từ lâu, nghề thêu giày truyền thống đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Hoa (Xạ Phang), bản Đề Tinh 2, xã Phìn Hồ...
Đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk giữ gìn nhiều lễ hội, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời quan trọng. Trong đó, Lễ cúng cầu mưa mang nét đẹp, bản sắc riêng mà người Ê Đê còn...
Những ngày giữa mùa khô, khi đợt nắng nóng, hạn hán lên đến đỉnh điểm, một số ao, hồ đã bắt đầu cạn kiệt, nguồn mạch bến nước tại các buôn của người Êđê ở huyện Krông Năng,...
Dù cuộc sống nhiều khó khăn và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị lấn át bởi các phương tiện giải trí khác, nhưng bằng tình yêu và lòng đam mê văn hóa truyền thống, người...
Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài...
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ...
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một...
Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có hơn 860 người dân tộc Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Sự phát triển của kinh tế thị...
baophutho.vn Huyện miền núi Thanh Sơn tập trung trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở 22 xã, thị trấn, chủ yếu là người Mường, Dao... Xác...
Chiều buông xuống, cũng là lúc ánh đèn của những biển hiệu homestay, farmstay ở A Nôr bật lên rực rỡ. Điểm du lịch sinh thái A Nôr do đồng bào Bru Vân Kiều xây dựng và vận hành...