{title}
{publish}
{head}
Siêu bão có thể làm quá tải toàn bộ lưới điện, đẩy các vệ tinh ra khỏi quỹ đạo, tê liệt mạng lưới thông tin toàn cầu và khiến máy bay trên toàn thế giới phải dừng hoạt động.
Hiện tượng plasma và từ trường phóng ra từ Mặt Trời.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Nghiên cứu chính xác nhất từ trước đến nay cho thấy những siêu bão này xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với dự đoán trước đây của giới khoa học.
Thay vì chu kỳ từ 1.000 đến 10.000 năm một lần như quan niệm cũ, các nhà nghiên cứu hiện tin rằng hiện tượng này có thể xảy ra 100 năm một lần.
Tiến sỹ Natalie Krivova từ Viện Max Planck nhận định: "Dữ liệu mới này là một lời nhắc nhở đáng báo động rằng ngay cả những hiện tượng cực đoan nhất cũng nằm trong ’danh mục hoạt động tự nhiên' của Mặt Trời."
Một siêu bão Mặt Trời có thể giải phóng năng lượng lên tới 1 octillion (một tỷ tỷ tỷ) Jun. Mức năng lượng này mạnh gấp 100 lần so với Sự kiện Carrington năm 1859, vốn đã làm sập một phần mạng lưới điện báo và thậm chí đốt cháy giấy tờ trong các văn phòng thời bấy giờ.
Nếu một siêu bão tương tự xảy ra trong thời đại ngày nay, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều do sự phụ thuộc ngày càng tăng của chúng ta vào mạng lưới thông tin vệ tinh.
Tác động có thể bao gồm làm quá tải toàn bộ lưới điện, đẩy các vệ tinh ra khỏi quỹ đạo, tê liệt mạng lưới thông tin toàn cầu và khiến máy bay trên toàn thế giới phải dừng hoạt động.
Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu quốc tế do Viện Max Planck dẫn đầu đã phân tích dữ liệu từ 56.450 ngôi sao giống Trái Đất được kính viễn vọng Kepler của NASA quan sát trong giai đoạn 2009-2014.
Qua đó, họ phát hiện 2.889 siêu bão trên 2.527 ngôi sao, cho thấy tần suất xảy ra khoảng một lần mỗi thế kỷ.
Để đối phó với nguy cơ này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự kiến phóng vệ tinh Vigil vào năm 2031.
Vệ tinh này sẽ được đặt ở góc 60 độ so với Mặt Trời để cảnh báo sớm về các cơn bão Mặt Trời trước khi chúng tác động đến Trái đất, tạo thời gian quý giá để tắt lưới điện và vệ tinh nhằm giảm thiểu thiệt hại.
(Nguồn TTXVN/Vietnam+)
baophutho.vn Theo kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 của Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố chiều 16/12 tại...
Thuốc lenacapavir, do công ty dược sinh học Gilead Sciences phát triển, được Tạp chí khoa học Science của Mỹ vinh danh là “Đột phá của năm”.
Mỹ đầu tư vào Micron Technology không chỉ nhằm tăng cường sản xuất chip trong nước mà còn là bước đi chiến lược trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp quay trở lại Nhà Trắng.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) và Trung tâm Dữ liệu AI sẽ là nền tảng giúp NVIDIA cùng các đối tác trong nước thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, triển...
Sâu bột có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả và thân thiện với môi trường cho các phương pháp tái chế truyền thống vốn thường tốn kém và thậm chí có thể làm tăng ô nhiễm.
Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong nhiều ngành công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính.
Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, nền tảng Zalo đã vượt qua...
"Gã khổng lồ" Meta đang chuẩn bị xây dựng hệ thống cáp quang ngầm Internet với chiều dài hơn 40.000km trải rộng khắp thế giới, dự kiến công bố thêm thông tin chi tiết đầu năm 2025.
Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky công bố đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng Việt Nam. Các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay...
iPhone 17 Air được cho là có thiết kế siêu mỏng với độ dày chỉ khoảng 6mm hoặc thậm chí nhỏ hơn, nhưng điều này có thể gây khó để lắp SIM.
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh giành giải thưởng TechWomen 100 của Anh nhờ đóng góp trong nghiên cứu, phát triển công nghệ y sinh tiên tiến, cách mạng hóa kỹ thuật tái tạo mô,...