{title}
{publish}
{head}
Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.
Huế đang phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe - tiềm năng lớn nhưng kén người làm.
Trải nghiệm tour một ngày làm người Pa Cô, anh Nguyễn Hoài Nhân vô cùng thích thú khi được đi sâu khám phá văn hóa, đời sống, những nét đặc sắc truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Từ những hoạt động sinh hoạt của đời sống người dân như giã gạo, làm bánh a quát đến việc chế biến các món ăn hay gội đầu, xông răng với thảo dược núi rừng, với anh Nhân đó là chuyến du lịch vừa chơi, vừa “nạp” thêm kiến thức, những điều mới lạ. Anh Nhân bảo: “Những trải nghiệm du lịch chuyên đề như thế rất thú vị và bổ ích, đưa người ta đi sâu khám phá những cái hay chứ không tham quan hời hợt như việc dừng chân ghé lại tham quan rồi lại đi điểm khác”.
Theo tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch chuyên đề về bản chất là các hoạt động đi đến các địa điểm nổi tiếng, bên cạnh tham quan, ngắm cảnh, trải nghiệm tại điểm đến, du khách còn nghiên cứu, tìm hiểu sâu các giá trị cốt lõi về văn hóa, con người và thiên nhiên. Du lịch chuyên đề rất đa dạng: Du lịch tham dự thể thao, du lịch dã ngoại, du lịch ẩm thực, du lịch bảo tàng, du lịch giáo dục, du lịch hành hương, du lịch sức khỏe, du lịch văn hóa, du lịch biển đảo...
So với các địa phương trong cả nước, Huế có nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch với khả năng đáp ứng khá đầy đủ các loại hình du lịch phục vụ khách, dựa trên điều kiện tự nhiên, văn hóa độc đáo. Cũng vì thế, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc khai thác các tour du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, trên thực tế, các tour du lịch chuyên đề còn rất ít.
Bà Dương Thị Công Lý, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh phân tích, hiện nay đa phần doanh nghiệp chọn làm các tour cơ bản, hoặc kết hợp chuyên đề, chưa có nhiều các tour chuyên đề sâu. Lý do cho vấn đề trên vì sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn còn làm kiểu manh mún, mỗi đơn vị mỗi kiểu, chưa “ngồi lại” để xây dựng được những sản phẩm lớn, có tệp khách hàng đủ lớn và cùng quảng bá để hút khách vào tour chuyên đề.
“Các doanh nghiệp có thể nhận định chủ quan về khách hàng chưa đủ lớn, rủi ro cao nên chưa tập trung xây dựng các tour chuyên đề mà chỉ kết hợp một phần chuyên đề. Bên cạnh đó, khác với khách nước ngoài muốn tìm hiểu chuyên sâu, nhu cầu đi du lịch của khách trong nước cũng muốn đến nhiều điểm khi đi du lịch”, bà Lý chia sẻ.
So với các sản phẩm du lịch mang tính phổ thông, tour chuyên đề vẫn đang “lép vế” do những khó khăn về thiết kế và khai thác. Muốn có sản phẩm chuyên đề hấp dẫn, rất cần nhân sự nắm vững chuyên môn để thiết kế các trải nghiệm chuyên sâu. Điển hình như tour du lịch giáo dục, muốn thiết kế tour thì ngoài điểm đến phải hiểu rõ tâm lý học sinh, sinh viên...
Theo đại diện Hội Lữ hành tỉnh, ở nhiều nước, các tour du lịch chuyên đề được xây dựng một cách bài bản, chuyên sâu. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề giúp doanh nghiệp có hướng kinh doanh riêng, đây cũng là “chất dẫn” để ngành du lịch khai thác, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Trong một chia sẻ, ông Lê Công Năng, Tổng Giám đốc WonderTour cho biết, hơn 4.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải cạnh tranh, tìm chỗ đứng thì việc tìm ra “ngách” để có thị phần là bài toán sinh tồn. Do đó, tìm ra sản phẩm chuyên đề đặc trưng, hấp dẫn của đơn vị là hướng đi đúng đắn.
Huế có nhiều lợi thế, tài nguyên để phát triển du lịch chuyên đề, trong đó với chiều sâu, bề dày lịch sử, văn hóa cùng nhiều điều kiện thuận lợi sẵn có, có khá nhiều chuyên đề có thể xây dựng thành tour du lịch chuyên đề hấp dẫn như: ẩm thực, giáo dục, du lịch tâm linh, khám phá di sản...
Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cho biết, hiện Thừa Thiên Huế đã đưa vào khai thác tour du lịch chăm sóc sức khỏe. Đây có thể xem là sản phẩm tiên phong về du lịch chăm sóc sức khỏe trong cả nước khi khai thác chuyên sâu yếu tố chữa lành tâm - thân - trí trong sản phẩm du lịch và cũng được xem là tour du lịch chuyên đề. Còn theo ông Nguyễn Ngọc An, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Kết nối Huế, các tour về thiền sẽ được hoàn thiện và phát triển gắn với hệ thống chùa chiền ở Huế.
Du lịch chuyên đề chính là nét riêng để du khách nhớ đến. Rõ ràng, ngoài các tour du lịch kể trên, Huế hoàn toàn có thể khai thác thêm nhiều tour chuyên đề khác. Vấn đề là để thực hiện các tour chuyên đề hấp dẫn, thu hút du khách trong nước, quốc tế, cần sự phối hợp, hỗ trợ, định hướng từ ngành, đặc biệt là sự đoàn kết, hợp tác của đơn vị lữ hành.
TK (Theo baothuathienhue.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Từ chỗ gần như không có gì về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như sản phẩm du lịch, 35 năm từ ngày tái lập tỉnh (1/7/1989-1/7/2024), du lịch tỉnh Phú Yên đang từng ngày phát triển,...
Time Out giới thiệu chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng gần 1 giờ bay, Côn Đảo ở ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một quần đảo sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, làm say đắm lòng người.
Với cảnh quan hoang sơ, bờ biển đẹp, bãi cát phẳng, trải dài, những rặng phi lao ken dày tạo thành không gian xanh mát, bãi tắm Nhật Tân, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh...
Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng....
Bảo tàng Lâm Đồng được xây dựng nhằm trưng bày và lưu giữ các hiện vật, tư liệu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật... của tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên...
Huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch với hoạt động số hóa các điểm du lịch trên nền tảng ứng dụng MobiFone Smart Travel, đây là cách làm...
“Tân Uyên Paradise”, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đang là điểm đến lý tưởng, là địa chỉ hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, “Tân Uyên Paradise” được người dân...
Cao nguyên Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những cảnh quan đẹp như tranh, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông...
Những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh Điện Biên đã có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua số lượng du khách và doanh thu từ du lịch liên tục tăng lên. Từ đó,...
Lần đầu tiên “Đêm đại ngàn Nà Hẩu” và khởi động mùa du lịch Nà Hẩu tỉnh Yên Bái với chủ đề “Hang động, thác nước cùng bước vào hè” năm 2024 sẽ được xã Nà Hẩu tổ chức trong hai...