
{title}
{publish}
{head}
PTĐT - Chiều 30/5, Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận vào dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Bình Dương tham gia thảo luận.
Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên thảo luận. Phát biểu phiên thảo luận, đồng chí Bùi Minh Châu cho biết, đây là hai dự án luật liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội, phạm vi điều chỉnh có sự tác động lớn, đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung trong dự luật.
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục: Thực hiện từ năm 2006, Luật Giáo dục đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn giáo dục trong nước và quốc tế; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017; yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nước ta phù hợp với Hiến pháp 2013, Luật Giáo dục đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 là cần thiết.
Về nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 48): Đa số ý kiến cho rằng, việc xác định rõ các loại hình cơ sở giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch, phân loại và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xác định các loại hình cơ sở giáo dục đang tồn tại hoặc sẽ hình thành, phát triển trong tương lai. Đối với việc chuyển đổi các loại hình trường, Ban soạn thảo bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật về điều kiện chuyển đổi và hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi, bảo đảm việc hướng dẫn là đúng thẩm quyền và kịp thời.
Về cơ sở giáo dục thường xuyên (Điều 46). Một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDTX hiện nay, xem xét tác động của việc bỏ quy định về tên gọi các cơ sở GDTX để có những điều chỉnh phù hợp trong Dự thảo Luật; cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định để điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục và tăng hiệu lực quản lý nhà nước.
Quy định về giáo dục phổ thông: Có ý kiến cho rằng việc sửa đổi, bổ sung như đề xuất là cần thiết nhưng chưa đầy đủ. Đề nghị cần có những quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật Giáo dục về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa GDPT; việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa... Đồng thời, làm rõ quy định về việc thí điểm chương trình GDPT, thực hiện chương trình giáo dục khác với chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành; về việc sử dụng các tài liệu dạy học song song hoặc thay thế sách giáo khoa.
Về Chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm (Điều 89): Tán thành với quy định tại dự thảo, nhiều ý kiến đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người học trong tiếp cận chính sách; bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những người tự đóng học phí.
Về chính sách đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển (Điều 90): Các đại biểu đề nghị cần xác định lại mục tiêu của chính sách cử tuyển là để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm đề xuất phương án điều chỉnh chính sách cử tuyển một cách toàn diện.
Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học: Đa số ý kiến tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH nhằm khắc phục bất cập, hạn chế của Luật hiện hành; thể chế hóa chủ trương, quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Hiến pháp 2013.
Về cơ sở GDĐH, hệ thống GDĐH: Nhiều ý kiến còn băn khoăn về khái niệm Đại học bao gồm cả “tổ hợp các trường đại học thành viên hoặc các trường chuyên ngành” như Dự thảo Luật; khái niệm này chưa phân định rõ các mô hình Đại học và có khả năng làm phức tạp hơn hệ thống. Vì vậy, đề nghị nên giữ quy định Đại học là “tổ hợp các trường đại học” như Luật hiện hành; giao Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục chính thức các cơ sở GDĐH.
Về tự chủ đại học: Việc đẩy mạnh tự chủ là cần thiết và phù hợp với xu thế chung của GDĐH; đi đôi với mở rộng tự chủ là tăng cường trách nhiệm giải trình và đổi mới quản trị cơ sở GDĐH, đặc biệt là nâng cao vai trò, năng lực của Hội đồng trường. Tuy nhiên, đề nghị cần làm rõ hơn về phạm vi, mức độ, điều kiện thực hiện quyền tự chủ phù hợp với năng lực của cơ sở GDĐH và yêu cầu cụ thể về trách nhiệm giải trình; đồng thời, quy định trong Dự thảo Luật nguyên tắc pháp lý cần thiết nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật về vấn đề tự chủ cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt là về tổ chức – nhân sự, tài chính và tài sản.
Về Hội đồng trường: Nhiều ý kiến đề nghị rà soát kỹ các quy định của Luật về Hội đồng trường để bảo đảm chặt chẽ và có tính khả thi, đặc biệt là về cơ chế phân chia trách nhiệm, phối hợp hoạt động giữa Hội đồng trường và Ban giám hiệu trong quản trị nhà trường cũng như vai trò, vị trí và cơ chế giám sát của các tổ chức chính trị, đoàn thể nhằm bảo đảm dân chủ ở cơ sở; phân định rõ hơn mối quan hệ giữa nhà trường và cơ quan quản lý liên quan.
Về thời gian đào tạo: Nhiều ý kiến thành viên Ủy ban tán thành việc rút ngắn thời gian học để thống nhất và tương thích với Khung trình độ Quốc gia song đề nghị giải trình, làm rõ việc giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định thời gian đào tạo cụ thể đối với mỗi trình độ của GDĐH theo từng lĩnh vực, hình thức tổ chức đào tạo, bảo đảm tôn trọng tính tự chủ của cơ sở GDĐH.
Về giá dịch vụ đào tạo: Đa số tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ và cho phép cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo Luật còn nhiều vấn đề tranh cãi. Các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cữu kỹ
Về quy định cơ sở GDĐH công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động: Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định: “cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động” vì tài chính chỉ là một nội dung trong tự chủ của cơ sở GDĐH.
Về quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở GDĐH: Có ý kiến đề nghị rà soát quy định giao Chính phủ quy định chi tiết tỉ lệ tài sản công của cơ sở GDĐH công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo đảm tương thích với các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Khổng Thủy
Chiều 24/10 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật ...
Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa ...
Ngày 13/5, đồng chí Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ...
Chiều 18/6 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân ...
Chiều 24/5 tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, dự án Luật ...
Ngày 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Đoàn ...
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Đồng chí Bùi Minh Châu ...
baophutho.vn Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và văn bản số 1297/BTP-KTVB&QLXLVPHC ngày 10/3/2025 của Bộ Tư pháp về việc rà soát văn bản quy...
baophutho.vn Sáng 19/3, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Tám quyết định, thông qua nội dung quan trọng.
Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Ngọc Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Ngày 29/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, tại phiên họp sáng, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...
PTĐT - Sáng 28/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Năm, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiến hành giám sát tối...
Tại phiên thảo luận diễn ra sáng nay (28/5), nhiều đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp.
Tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội dành cả ngày 28/5 để thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại...
Chăm lo và bảo vệ an sinh xã hội là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Thời gian qua công tác an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực được bạn bè...