
{title}
{publish}
{head}
Ẩn mình giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ làm say lòng du khách trong nước mà còn khiến các du khách quốc tế trầm trồ trước vẻ đẹp nguyên sơ hiếm có.
Thác Khe Kèm tựa như dải lụa trắng vắt qua vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.
Cách trung tâm thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông) 20km, thác Khe Kèm được ví như món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng, khiến ai đã đến một lần đều lưu luyến mãi không quên.
Thác có độ cao hơn 500m và độ dốc lên tới 800m. Dòng nước chia thành 3 tầng đổ xuống như dải lụa trắng mềm mại. Do đó, thác còn được người Thái địa phương gọi là “Bổ Bố”, nghĩa là “dải lụa”.
Thác Khe Kèm được đánh giá là địa điểm du lịch hoang sơ bậc nhất tại huyện Con Cuông bởi nơi đây chưa hề có bất kỳ sự tác động nào từ bàn tay con người. Dòng nước tại thác chảy mạnh mẽ, tung bọt trắng xóa giữa rừng cây xanh mát.
Dòng nước tại thác Khe Kèm trong vắt, có thể nhìn thấy đáy.
Trong đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, thác Khe Kèm đã đón hàng nghìn lượt du khách gần xa đến tham quan, giải nhiệt, trong đó có những khách du lịch đến từ nước ngoài.
Du khách có những phút giây giải nhiệt sảng khoái tại thác Khe Kèm.
Cùng với đó, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến thác để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Thác Khe Kèm là điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ nhờ khung cảnh nên thơ, dòng thác trắng xoá xen giữa rừng xanh tạo nên phông nền tự nhiên tuyệt đẹp cho ảnh cưới và ảnh du lịch.
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Con Cuông phấn đấu trở thành trung tâm du lịch của miền Tây Nghệ An, đặt mục tiêu thu hút khoảng 120.000–150.000 lượt khách du lịch mỗi năm, với doanh thu tăng bình quân từ 22–25%/năm. Trong ảnh: Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Khe Kèm, điểm du lịch hàng đầu khi đến mảnh đất Con Cuông.
TK (Theo baonghean.vn)
Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng, như: Chè, hoa quả ôn đới, rau an toàn hữu cơ, chăn nuôi..., Mộc Châu (tỉnh Sơn La) hôm nay là...
Không chỉ là không gian trưng bày nhiều hiện vật đa dạng, sinh động về văn hóa và con người Bạc Liêu qua nhiều thời kỳ, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu còn mang hơi thở của văn hóa cộng...
Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Quỳnh Sơn nằm trên địa bàn xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 1B. Đây...
Năm 2025, Đồng Nai dự kiến sẽ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3,4 ngàn tỷ đồng, tăng trên 41% so với năm 2024.
Ở miền quê xứ Nghệ, trên mảnh đất xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tháng 5 càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt và từng bước chân thành kính của dòng người về đây tưởng nhớ...
Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.
Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai...
Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất,...
Đa dạng hóa thị trường khách quốc tế để hướng đến phát triển bền vững là một định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa. Sau nhiều nỗ lực, bức tranh thị trường khách quốc tế...
Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển...
Cao nguyên Mộc Châu, từ lâu đã nổi tiếng với những đồng cỏ, những mùa hoa rực rỡ và đặc biệt là những đồi chè xanh ngát trải dài. Không chỉ mang đến nguồn nông sản chất lượng,...