{title}
{publish}
{head}
Sóng biển ầm ào vỗ vào bờ đá, gió núi xào xạc trên những tán cây rừng vùng biên... mang theo nỗi nhớ thương nơi quê nhà vượt ngàn dặm xa gửi người chiến sĩ đang canh giữ biển trời Tổ quốc. Là “hậu phương” người quân nhân vùng biên, dẫu biết có những hy sinh khó nói hết thành lời, nhưng ngày qua ngày, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ thay chồng gánh vác việc nhà, vun vén hạnh phúc; làm điểm tựa tinh thần để các chiến sĩ phương xa vững tâm, yên lòng công tác... Cứ thế, tình yêu nhỏ cất giữ riêng một góc, chắp cánh cho tình yêu lớn hơn, tình yêu Tổ quốc!
Chị Nguyễn Thúy Hà (xã Đông Thành, huyện Thanh Ba) “hậu phương” vững chắc của BĐBP Vi Quốc Hiền.
“Giữa năm 2022, anh Vi Quốc Hiền được về nghỉ phép sau hơn một năm làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại Đồn Biên phòng Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người bộ đội Biên phòng (BĐBP) mang theo niềm háo hức trở về quê nhà bởi kể từ lần “đón tay” hai cậu con trai kháu khỉnh chào đời trong bệnh viện vào ngày nghỉ phép cuối, cũng đã hơn một năm anh chưa về thăm con. Bước nhanh về trước cổng nhà, anh thầm mường tượng khung cảnh được ôm các con vào lòng. Nhưng trái ngược với tưởng tượng, con trai khóc thét khi gặp anh. Người được gọi là bố - đứng trước mặt các bé gầy guộc, xạm đen vì nắng gió, khác hoàn toàn với cái người trong tấm hình mẹ vẫn hay cho các bé xem. Nước mắt chực trào, anh tủi lòng...! Ở nơi biên viễn sương rừng gió núi anh chẳng sợ gì, nhưng lại sợ chính cái cảm giác bị con mình xa lánh. 10 ngày nghỉ phép sau đó, anh có thêm một “nhiệm vụ” mới - đó là dỗ dành và làm quen với các con. Cứ thế, suốt hai năm qua, anh Hiền có khoảng 60 ngày nghỉ phép... cũng là chừng ấy thời gian anh được ở bên các con”.
Niềm hạnh phúc khi được về thăm con gái sau đợt công tác dài của Thiếu tá Nguyễn Tân Tiến.
Câu chuyện chúng tôi vừa chia sẻ chỉ là một trong rất nhiều kỷ niệm khó quên về tổ ấm nhỏ của chị Nguyễn Thúy Hà (xã Đông Thành, huyện Thanh Ba) suốt 8 năm làm vợ BĐBP. Anh chị - mối tình “đơm bông” vùng biên giới. Bấy giờ, anh là BĐBP tại Đồn Ka Lăng; còn chị làm hộ sinh tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cùng là đồng hương xa xứ, gặp gỡ rồi tìm hiểu, sau hơn một năm anh chị nên duyên vợ chồng. Kết hôn không lâu, chị Hà trở về công tác tại quê nhà Phú Thọ. Chồng đi làm xa nhà hơn 600 cây số, cách duy nhất để anh chị trò chuyện, tâm tình với nhau chỉ là những mẩu tin nhắn ngắn ngủi, những cuộc gọi vội vàng sau ca trực, tuần tra. Nhiều năm chung tổ ấm, số lần anh về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay, kỳ nghỉ phép dài nhất cũng kéo dài không quá 10 ngày.
Vắng chồng, lâu nay mọi việc trong gia đình đều một tay chị Hà thu vén. Với các con chị luôn làm tròn “hai vai”: Vừa dịu dàng, bao dung như tính cách vốn có của mẹ; vừa nghiêm khắc, ân cần như tình thương của cha. Với công việc chung của gia đình, hai bên nội ngoại, chị luôn tháo vát, cẩn trọng, chu toàn trước sau. Chị Hà tâm sự: “Làm vợ BĐBP dẫu biết có những khó khăn, vất vả khó nói hết thành lời, nhưng tôi sẵn lòng cùng anh vượt qua, hy sinh phần hạnh phúc nhỏ của bản thân để nhiều gia đình khác được bình yên, sum vầy. Tôi luôn tự nhủ phải mạnh mẽ, kiên cường, chăm sóc con cái và gia đình thật tốt để anh vững lòng, an tâm công tác. Bởi chỉ khi hậu phương vững chắc thì tiền tuyến mới vững vàng, trong có ấm, thì ngoài mới êm...".
Chị Nguyễn Thị Hoa (phường Vân Phú, TP. Việt Trì) vẫn thường kể cho các con nghe về công việc, nhiệm vụ cao cả, đáng quý mà người bố đang thực hiện ngoài khơi xa.
Cũng trong chuyến hành trình tìm về “hậu phương” người quân nhân vùng biên, chúng tôi ghé thăm gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (phường Vân Phú, TP. Việt Trì), mái ấm nhỏ của Thiếu tá Nguyễn Tân Tiến - Tàu 2006, Hải đội 111, Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1. Căn nhà khang trang, gọn gàng, ngăn nắp được bày trí nhiều khung ảnh về con tàu cảnh sát trên vùng biển Đông, những tấm Bằng khen hoàn thành tốt nhiện vụ của Thiếu tá Nguyễn Tân Tiến. 14 năm chồng vắng nhà, chị Hoa chỉ biết gói ghém tâm tình, nỗi nhớ chồng qua những cuộc điện thoại pha lẫn tiếng sóng biển dập dìu; động viên, chia sẻ với anh những câu chuyện dung dị xung quanh cuộc sống hằng ngày của gia đình để anh nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, yên tâm công tác. Chị Hoa bộc bạch: “Lắm khi “biển động”, anh nhận nhiệm vụ đột xuất. Cả tháng trời mất liên lạc, ngày qua ngày, tôi và các con chỉ biết đăm đăm ngóng chờ tin tức thời sự để nắm bắt tình hình của anh. Nhiều đêm trắng, nhớ thương chồng, tôi chỉ biết nhắm mắt cầu nguyện mong anh được bình an, mạnh khỏe, sớm báo tin về nhà”.
Biền biệt xa cách nhiều năm nhưng mỗi khi nhắc về người chồng quân nhân, ánh mắt chị Hoa luôn rạng rỡ, tràn đầy niềm tự hào. Chị vẫn thường thủ thỉ với các con về công việc, nhiệm vụ cao cả, đáng quý mà người cha đang gắng sức thực hiện; dạy cho các con cách làm những món quà giản dị nhưng chan chứa tình cảm dành tặng cha mỗi dịp về thăm nhà... Để rồi năm tháng qua đi, những câu chuyện kể về người chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang canh giữ, bảo vệ chủ quyền đất nước nơi biển rộng, trời cao, vượt ngàn phong ba, bão táp đã trở thành niềm tự hào, sự hãnh diện trong tâm hồn của những đứa trẻ ấy mỗi khi nhắc về cha.
Đồng hành, tiếp sức cho “hậu phương” người quân nhân vùng biên, những năm qua, các cấp Hội LHPN tỉnh đã thường xuyên tổ chức các chương trình thăm hỏi, động viên, trao quà cho các gia đình BĐBP, biển đảo; tích cực tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, lòng yêu nước, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho các hội viên phụ nữ, động viên các gia đình hội viên phụ nữ có chồng, con là BĐBP, biển đảo tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc,... để luôn là hậu phương vững chắc giúp các cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khó có thể nói hết những niềm vui, nỗi buồn, trăn trở, hy sinh thầm lặng của mỗi gia đình người quân nhân vùng biên. Song, xác định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, các thế hệ hậu phương người chiến sĩ biên phòng, hải đảo vẫn luôn sẵn sàng gác lại nỗi niềm riêng, kiên cường, mạnh mẽ làm điểm tựa tinh thần vững chắc, tiếp thêm động lực, niềm tin cho các anh yên tâm công tác, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc.
Bích Ngọc
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Không như các bác sĩ điều trị bệnh nhân bình thường, bác sĩ ở bệnh viện tâm thần luôn phải đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp dở khóc dở...
baophutho.vn Trong những ngày đầu Xuân mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn có thêm niềm vui, phấn...
baophutho.vn Sinh ra nơi vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, lớn lên cùng sỏi đá và những bữa cơm đạm bạc, lắm khi chưa đủ no, nhiều thanh niên người...
baophutho.vn Nghe đến ớt nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vị cay nồng của loại trái cây được dùng làm gia vị hay ớt chuông có mùi hăng dùng để xào nấu chứ ít ai...
baophutho.vn Khu Đâng, xã Trung Sơn trước kia được biết đến là một trong những bản vùng cao khó khăn nhất của huyện Yên Lập. Được sự quan tâm của Đảng và...
baophutho.vn Với người Dị Nậu (huyện Tam Nông), “văn hoá làng” là sự khởi nguồn đạo lý sống muôn người, “sợi dây” bền chặt gắn kết tình làng nghĩa xóm, tiền...
baophutho.vn Không ai biết chính xác năm cây Lụ cổ thụ, lừng lững tọa lạc nơi Miếu Phường, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao có từ khi nào, nhưng đối với người dân...
baophutho.vn Kỳ II: “Điểm tựa” bền vững
baophutho.vn Danh hiệu cao quý (Kỳ I)
baophutho.vn 45 năm kỷ niệm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979-2024), từ vùng Đất Tổ, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh đến miền...
baophutho.vn Những ngày cuối năm, đất trời khẽ chuyển mình đón những cơn gió lạnh tràn về hòa với khí Xuân dịu ngọt, quyện vào những cánh mận rừng bung nở...