{title}
{publish}
{head}
Huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.
Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.
Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày 21/12/2021, thôn Lặn Ngoài được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Để làng nghề phát triển, những năm qua, nghề dệt thổ cẩm của xã đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Từ nguồn kinh phí của Đề án “Bảo tồn phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020” và kinh phí hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, xã đã vận động Nhân dân đầu tư mua máy may, khung dệt thổ cẩm, khôi phục và phát triển nghề dệt truyền thống, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa có thêm sản phẩm để phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng.
Đến thời điểm hiện nay, toàn xã có 83 hộ gia đình tham gia sản xuất với 71 khung cửi và 13 điểm trưng bày các mặt hàng thêu dệt thổ cẩm. Nhờ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nên thu nhập bình quân của mỗi lao động trong thôn đạt 52 triệu đồng/năm; ngoài ra, hàng năm thôn còn đón khoảng 11.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm làng nghề.
Nằm ở vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xã Thành Lâm được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú. Nhất là nghề sản xuất rượu cần ở đây đã có hàng trăm năm tuổi, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Thành. Trước đây, nghề sản xuất rượu cần được người dân địa phương làm và sử dụng trong gia đình vào các dịp lễ, Tết...
Chủ tịch UBND xã Thành Lâm Nguyễn Cơ Thạch cho biết: Từ khi Pù Luông trở thành điểm du lịch và làng nghề thôn Tân Thành được tỉnh công nhận là làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống, nghề sản xuất rượu cần có điều kiện để phát triển theo hướng thương mại. Hiện thôn Tân Thành có 30 hộ tham gia sản xuất rượu cần. Những hộ tham gia làm nghề đều có thu nhập ổn định, nhiều hộ có cuộc sống dư giả. Thu nhập từ nghề sản xuất rượu cần đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.
Nói về sự quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào dân tộc địa phương, Trưởng Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Bá Thước Hà Nam Khánh cho biết: Huyện có Kế hoạch số 129 đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định khôi phục làng nghề, nhân rộng mô hình sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, đan lát... trở thành mặt hàng lưu niệm tại các xã Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn và các nghề truyền thống khác tại địa phương có điểm du lịch cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 2 làng nghề truyền thống được công nhận để phục vụ du lịch, gồm làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; làng nghề sản xuất rượu cần thôn Tân Thành, xã Thành Lâm. Huyện cũng đã có 10 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao được giới thiệu và bày bán tại các khu, điểm du lịch.
Huyện Bá Thước đã và đang tiếp tục tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương; từng bước gắn kết các hoạt động du lịch, xây dựng thương hiệu làng nghề tiến tới hình thành làng nghề văn hóa - du lịch; đẩy mạnh mô hình du lịch văn hóa - sinh thái cộng đồng.
Cùng với đó, chủ động phối hợp với các sở, ngành lập quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.
Nguồn Báo Thanh Hóa
Từ “vùng trũng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, đến nay, du lịch tỉnh Bắc Giang đã có thương hiệu, sở hữu nhiều điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm...
Với địa hình và cảnh sắc đặc trưng của vùng rẻo cao, Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) được mệnh danh là “Sa Pa của xứ Nghệ”. Bước vào những tháng cuối Thu, đầu Đông, bất cứ ai đến với...
Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh
Sáng 8/11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Từ tháng 10, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) đón hàng ngàn du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng mỗi ngày. Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sẵn sàng các dịch vụ nghỉ dưỡng,...
Với Hàm Thuận Nam là địa bàn tôi đến đây nhiều nhất, kể cả đi công tác cũng như rong ruổi khám phá vào những dịp cuối tuần. Có lẽ mảnh đất này được thiên nhiên ưu đãi ban tặng...
Mùa Thu về, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới với những sắc màu rực rỡ. Trong đó, sắc đỏ cam của những trái hồng chín mọng là một nét chấm phá đặc biệt, tô điểm cho thành phố...
56 mùa xuân đã đi qua, nhưng câu chuyện về 10 nữ thanh niên xung phong (TNXP) tại Ngã ba Đồng Lộc (thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn luôn được nhắc đến như...
Trước đây, du lịch An Giang chỉ tập trung vào mùa hành hương từ tháng Giêng đến lễ Vía Bà Chúa Xứ vào tháng Tư âm lịch. Song thời gian qua tỉnh nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du...
Các bản Mường thuộc xã Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) nay vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc trong đời sống, sản xuất. Đây là nguồn tài nguyên...
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn. Qua 8 lần...