{title}
{publish}
{head}
Phát triển du lịch xanh là một trong những giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Theo hướng đi này, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã tập trung phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Những loại hình du lịch này vừa giúp tăng nguồn thu từ du lịch, vừa đảm bảo cảnh quan và môi trường. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 29 khu, điểm di tích. Cùng với đó, huyện được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp, hệ thống hang động kì vĩ; trên địa bàn có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc...
Phát huy tiềm năng
Với những tiềm năng đó, những năm qua, huyện Bắc Sơn đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp...
Du khách trải nghiệm bay dù lượn tại lễ hội mùa vàng Bắc Sơn
Như xã Bắc Quỳnh, tận dụng lợi thế, chính quyền và các hộ dân ở đây đã triển khai hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng. Ông Dương Doãn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Quỳnh chia sẻ: Xã Bắc Quỳnh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có dãy núi đá vôi, với nhiều hang động và những cánh đồng bằng phẳng... Đặc biệt, trên địa bàn xã lưu giữ được những nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Tày với nhiều lễ hội đặc sắc... Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Trung bình mỗi năm, xã Bắc Quỳnh đón khoảng 30 nghìn lượt khách; trong hơn 9 tháng đầu năm 2024, xã đã đón gần 50 nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.
Ngoài xã Bắc Quỳnh, hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Sơn còn có các điểm du lịch cộng đồng tại xã Vũ Lăng và xã Chiến Thắng.
Cùng với phát triển du lịch cộng đồng, loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng đã được huyện Bắc Sơn chú trọng. Theo đó, một số dự án phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch được đầu tư trên địa bàn huyện đã hình thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách như: vườn chanh leo (Mỏ Hao); cánh đồng lúa xã Bắc Quỳnh; tour du lịch khám phá, tham quan các vườn quýt trên địa bàn; tham quan, trải nghiệm du lịch tại vườn nho ở các xã Long Đống, Chiến Thắng... đang thu hút đông đảo khách trong, ngoài tỉnh và ngoài nước đến tham quan. Ngoài 3 điểm du lịch cộng đồng, huyện hiện có 3 điểm du lịch sinh thái và 4 điểm du lịch lịch sử, văn hóa. Các điểm du này đã và đang hút du khách.
Bà Đỗ Thanh Loan, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn cho biết: Trên cơ sở những giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa..., huyện Bắc Sơn đã và đang triển khai thực hiện với các giải pháp đồng bộ để khai thác tài nguyên du lịch và tiềm năng, lợi thế để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù góp phần thúc đẩy ngành du lịch.
Với những cách làm đó, tổng lượng khách du lịch đến huyện Bắc Sơn từ 2016 - 2023 là 663.146 lượt khách, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 18/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Sơn về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã đề ra (vượt 165% so với chỉ tiêu Nghị quyết 03 đề ra); doanh thu từ du lịch hằng năm đạt trung bình 100 tỷ đồng.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Mục tiêu của huyện Bắc Sơn là phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo các xã, các đơn vị liên quan trên địa bàn tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương.
Gặt lúa bằng công cụ thô sơ ngay trên cánh đồng xã Bắc Quỳnh trong lễ hội Mùa vàng Bắc Sơn năm 2024 thu hút đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm
Trong đó, huyện tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch nổi bật như: du lịch lịch sử văn hóa (lễ hội, di tích lịch sử,..), du lịch cộng đồng, du lịch khám phá (khám phá cảnh quan thiên nhiên, hang động, trải nghiệm cuộc sống của người dân), du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp (chèo bè, bắt cá, trải nghiệm một ngày làm nông dân...); tiếp tục bảo tồn, phát huy, tổ chức các lễ hội truyền thống đặc sắc của huyện... để thu hút khách du lịch.
Cùng đó, huyện Bắc Sơn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ cấu ngành du lịch, tăng cường liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển du lịch. Điều đó thể hiện qua việc UBND huyện Bắc Sơn đang tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo, fam-trip... nhằm kết nối du lịch huyện Bắc Sơn với các địa phương khác. Trong đó, ngoài những tuyến du lịch đã hình thành như: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Sơn; Bắc Sơn - Bình Gia - thành phố Lạng Sơn; Bắc Sơn - Hữu Liên... Hiện nay, huyện đang liên kết với địa phương trong khu vực miền Trung để hình thành tuyến du lịch kéo dài hơn.
Cùng với đó, huyện Bắc Sơn đã và đang ưu tiên đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Theo đó, với tổng nguồn kinh phí khoảng 870 tỷ đồng, từ nay đến năm 2030, huyện Bắc Sơn sẽ tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch. Trong đó, ngoài việc đầu tư thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển thương hiệu du lịch huyện Bắc Sơn; đầu tư xây dựng khu trưng bày và giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương..., UBND huyện sẽ tập trung đầu tư: khu vui chơi giải trí tổng hợp thị trấn Bắc Sơn; khu du lịch sinh thái suối Hoa; khu nghỉ dưỡng hồ Vũ Lăng; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mỏ Nhài; khu du lịch núi Nà Lay; khu du lịch nghỉ dưỡng xã Tân Hương; khu vui chơi thung lũng hoa Trấn Yên; khu du lịch sinh thái rừng nghiến nguyên sinh trên địa bàn xã Bắc Quỳnh...
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tiếp tục tổ chức xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện, đồng thời kêu gọi nguồn vốn từ xã hội hóa cho hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, nông nghiệp và sinh thái.
Du khách đến với Bắc Sơn tham gia các hoạt động trải nghiệm như chèo thuyền SUP tham quan cảnh quan thiên nhiên
Bà Dương Thị Thép, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để thu hút đầu tư phát triển du lịch, huyện Bắc Sơn đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Cùng đó, UBND huyện đang tham mưu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch huyện Bắc Sơn giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn 2045; triển khai lập Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với những giải pháp phát triển du lịch đã, đang và sẽ triển khai, huyện Bắc Sơn đang phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, với việc tập trung, hướng đến phát triển du lịch xanh, huyện Bắc Sơn đang từng bước trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.
“Khi nghe thông tin về Lễ hội "Mùa vàng Bắc Sơn" năm 2024, tôi và các bạn đã đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động được tổ chức tại lễ hội như tham gia chèo thuyền SUP, bay dù lượn trên cách đồng xã Bắc Quỳnh... Cùng đó là tham quan và khám phá một số điểm du lịch như hang KeengTao (nằm trên địa bàn thôn Hoan Trung 1, xã Chiến Thắng, Bắc Sơn) với chiều dài trên 300m và hiện vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, kỳ ảo, gây ấn tượng đặc biệt với chúng tôi. Chắc chắn, tôi sẽ giới thiệu và cùng với nhiều người bạn khác sẽ đến với huyện Bắc Sơn thêm nhiều lần nữa để trải nghiệm các hoạt động du lịch đặc sắc của nơi đây...” - Anh Alex Sheal – khách du lịch Mỹ
“Những năm qua, Huyện đoàn Bắc Sơn đã chỉ đạo đoàn thanh niên các xã, thị trấn xây dựng các video clip về hoạt động du lịch trải nghiệm ở những điểm du lịch của Bắc Sơn và đưa lên mạng xã hội nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Bắc Sơn đến du khách trong và ngoài nước. Song song với đó, Huyện đoàn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên phát triển một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch như: mô hình trồng nho hạ đen tại xã Long Đống, mô hình kinh doanh Homestay du lịch cộng đồng tại xã Bắc Quỳnh, mô hình vườn quýt tại xã Vũ Sơn và Nhất Hòa...” - Anh Dương Mạnh Huy, Bí thư huyện Đoàn Bắc Sơn.
TK (Theo Baolangson.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Khu du lịch sinh thái “Pha Đin Pass” xây dựng từ năm 2016, đến nay đã trở thành điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn không gian tràn ngập sắc màu núi rừng Tây Bắc.
Với nhiều lợi thế về phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, Ninh Bình có thế mạnh để...
Thời gian qua, việc phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm mà huyện Hữu...
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng...
Không chỉ nổi bật với những bãi biển đẹp, Bình Ðịnh còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn du khách với kiểu đi du lịch tiết kiệm. Chỉ một ngày ruổi rong ở Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện...
Những người “giữ lửa” nghề để trống Đọi Tam ngàn năm vang vọng
Đến Chiang Mai, khám phá những điều bình yên
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên nóc kỳ đài, tung bay giữa bát ngát trời xanh Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), soi bóng xuống dòng sông Mẹ thật đẹp đẽ, thiêng liêng...
Bắc Hà là địa phương có đông đồng bào DTTS (gần 60.000 người), thuộc 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Thực hiện chủ trương...