
{title}
{publish}
{head}
Biểu diễn Hát Xoan tại miếu Lãi Lèn, thành phố Việt Trì. Ảnh: HÀ VĨNH
PTĐT - Tự hào là đất phát tích, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, Phú Thọ hiện còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa (DSVH), nhất là các DSVH gắn với thời đại Hùng Vương - Đặc trưng của vùng đất Tổ. Trên miền đất này hiện có 967 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó, 313 di tích được Nhà nước xếp hạng; 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương; 30 di tích liên quan Hát Xoan; 2 bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đặc sắc, bao gồm nhiều loại hình mang đậm sắc thái cội nguồn. Đặc biệt, Phú Thọ vinh dự là địa phương duy nhất trong cả nước có 2 di sản VHPVT đại diện của nhân loại: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”. Giỗ Tổ Hùng Vương - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Đền Hùng cùng với Hát Xoan và các di sản văn hóa khác đã, đang trở thành niềm tin, nơi hội tụ, điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Ý thức về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của vùng Đất Tổ Vua Hùng, tỉnh Phú Thọ luôn xác định các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nguồn lực, tiềm năng, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa - xã hội. Trong nhiều năm qua, tỉnh đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống bền vững với một tầm nhìn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.
Với các di sản văn hóa vật thể, ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tỉnh cũng tích cực thực hiện xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ DSVH nhằm khơi dậy những tiềm năng, thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa. Các di chỉ Khảo cổ học được phân bố dày đặc trên địa bàn tỉnh như Khu Di tích khảo cổ Làng Cả, Di tích khảo cổ Xóm Rền, Di tích khảo cổ Phùng Nguyên, di tích khảo cổ Gò Mun, Sơn Vi… được tỉnh quan tâm lập quy hoạch bảo tồn, hàng năm tổ chức các đợt khai quật tìm kiếm các cổ vật phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày bảo tàng. Các di chỉ Khảo cổ và các di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh đã khẳng định Phú Thọ là vùng đất cổ, các dấu vết lịch sử của người nguyên thủy và người việt cổ cư ngụ trên vùng đất này hàng triệu năm về trước. Hệ thống di vật cổ vật hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương như Trống Đồng, Nha chương, Rìu đá…khẳng định thời kỳ Hùng Vương và quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi dựng nên Nhà nước Văn Lang là thời đại có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Diễn xướng “Bách nghệ trình làng” tại hội làng Dị Nậu (Tam Nông).
Bảo tồn di sản VHPVT, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đã được khôi phục, trong đó có những lễ hội truyền thống trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, lễ hội Đào Xá… Nhiều lễ hội đã được tổ chức hàng năm, quy tụ những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước, kết hợp được nội dung giáo dục truyền thống với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đặc biệt là hai di sản VHPVT đại diện của nhân loại ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh, đã được tỉnh nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả bằng các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể. Nhờ đó, sau 6 năm thực hiện các biện pháp bảo vệ, phục hồi và phát huy giá trị di sản Hát Xoan một cách bài bản, khoa học theo đúng các quy định của UNESCO và pháp luật Việt Nam hiện hành, được các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các nghệ nhân cùng cộng đồng các phường Xoan đánh giá cao, Phú Thọ đã thành công trong việc đưa Di sản Hát Xoan ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp để trở thành Di sản VHPVT đại diện của nhân loại. Những nỗ lực của chúng ta đã được UNESCO ghi nhận, coi là trường hợp điển hình, khuyến cáo các quốc gia có biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp. Đối với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, sự thành công lớn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là sự “lan tỏa” mạnh mẽ từ Trung tâm Nghĩa Lĩnh không chỉ đến các di tích thờ Hùng Vương, danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trong tỉnh Phú Thọ mà các di tích thờ Hùng Vương trong và ngoài nước đều đồng loạt tổ chức Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch một cách trang nghiêm, thành kính, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc ý thức dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước phát huy tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xác định rõ di sản văn hóa là thế mạnh và việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống phải làm nền tảng cho kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển, thời gian qua, việc kết nối di sản văn hóa với du lịch cội nguồn đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn. Đã có nhiều hoạt động quảng bá, tôn vinh, phát huy giá trị của di sản thông qua du lịch và ngược lại du lịch có đóng góp đáng kể trong quảng bá giới thiệu di sản VH cũng như đóng góp trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản VH dân tộc. Trong số các sản phẩm tour, tuyến du lịch do các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng, các điểm đến di sản văn hóa chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là hai di sản VHPVT của nhân loại. Sự kết nối ở đây không chỉ đơn thuần là việc kết nối các di tích, di sản văn hóa mà còn là sự kết nối giữa các ngành, các địa phương; kết nối giữa cư dân các điểm du lịch - các phường Xoan gốc với du khách; kết nối giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch với kinh tế… và đặc biệt là sự kết nối giữa các tỉnh, vùng, miền trong Chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”; “Chương trình du lịch 8 tỉnh Tây Bắc”, “Chương trình hợp tác phát triển tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ”. Thông qua các chương trình kết nối, khách du lịch trong nước, quốc tế có nhiều điều kiện để tiếp cận với di sản văn hóa vùng đất Tổ hơn nữa. Đồng thời với tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa cội nguồn để xây dựng thương hiệu du lịch của Phú Thọ được thuận lợi hơn là nhiều điểm tham quan du lịch, nhiều hoạt động dịch vụ tham quan du lịch gắn với di sản sẽ được mở ra.
Di sản văn hóa được xác định là tài sản quý giá của cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại và đặc biệt là nguồn lực to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Với sự quan tâm, làm tốt công tác bảo tồn, khôi phục kịp thời nhiều giá trị văn hóa truyền thống của vùng Đất Tổ, Phú Thọ đã góp phần rất thiết thực vào công cuộc bảo tồn, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Kim Thư
Phú Thọ là miền đất lưu giữ hàng ngàn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể với những giá trị văn hóa đặc trưng của thời đại Hùng Vương, trong đó có những di ...
Phú Thọ - vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm của nền văn ...
Nằm ở trung tâm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định là tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến, lịch sử hào hùng; là nơi hội tụ, bảo lưu nhiều giá trị văn ...
Nằm trên đồi Công Quán, sát chân núi Nghĩa Lĩnh, Bảo tàng Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò “sứ giả lịch sử”, nơi lưu giữ, bảo tồn hàng nghìn ...
Với vị trí quan trọng của thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh, Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Phú Thọ và còn được ...
Để bảo tồn những giá trị văn hóa thiêng liêng vùng Đất Tổ, tỉnh đã có chính sách đặc thù nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó không ...
Là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, kinh đô đầu tiên của Việt Nam, Phú Thọ hiện lưu giữ một hệ thống di sản văn hoá rất phong phú, đa dạng và độc ...
Ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di ...
baophutho.vn Trên mảnh đất cội nguồn văn hóa dân tộc - nơi Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các...
baophutho.vn Từ ngày 29/3 - 7/4 (tức mùng 1- 10/3 âm lịch), Bảo tàng Hùng Vương - thành phố Việt Trì và Bảo tàng Hùng Vương - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng...
Triển lãm “Thương nhớ Tràng An” giới thiệu 35 bức tranh (vẽ acrylic trên giấy dó) của họa sỹ Đỗ Duy Minh. Chương trình đã chính thức khai mạc tối qua (20/11) và sẽ kéo dài đến...
Theo phóng viên thường trú TTXVN tại Cộng hòa Séc, ngày 17/11, Cơ quan Thông tấn Quốc gia Séc (ČTK), lần đầu tiên mở cửa trụ sở tại phố Opletalova, thủ đô Prague cho công chúng...
PTĐT - Những năm qua, việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích trong toàn tỉnh được quan tâm đầu tư góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử,...
Ngày 15/11, tại thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt...
PTĐT - Hướng tới ngày di sản Việt Nam 23-11 và kỷ niệm 7 năm Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, chiều ngày...
PTĐT - Ngày 6-11, Phòng GD&ĐT huyện Phù Ninh tổ chức điểm cho học sinh hai trường: Tiểu học Giấy Bãi Bằng và THCS Phú Lộc tham quan, học tập và trải nghiệm di sản văn hóa với...