{title}
{publish}
{head}
Năm 2024, ngành Du lịch đã có “bước nhảy vọt” đáng kể với việc đón và phục vụ 1.359.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 30.500 lượt) tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt 20,5% mục tiêu đề ra; doanh thu ước đạt trên 1.084 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này không chỉ là động lực mới cho nền kinh tế địa phương mà còn góp phần khẳng định sức hấp dẫn của điểm đến mới, đầy tiềm năng mang tên “Lai Châu” trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Có được sự bứt phá này là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến là những tháng đầu năm nay, ngành Du lịch địa phương đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp kích cầu, giảm giá từ 10%-30% dịch vụ kinh doanh và cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ với phương châm “Giá đổi nhưng chất lượng không đổi”. Kết nối với các địa phương trong chương trình liên kết phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng – thành phố Hồ Chí Minh, Lai Châu – Hà Nội, Lai Châu – các tỉnh Nam Trung Bộ tổ chức các chương trình Famtrip xây dựng kết nối các sản phẩm du lịch giữa các địa phương để khai thác tối đa thị trường khách đến và đi giữa các địa phương.
Bản du lịch cộng đồng ASEAN (Sin Suối Hồ) đang trở thành điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa chọn là điểm tham quan, trải nghiệm trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc”.
Đặc biệt, trong năm 2024 ngành Du lịch Lai Châu đẩy mạnh khai thác, truyền thông giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh của tỉnh như: du lịch trekking, hiking các đỉnh núi (Pusilung, Putaleng, Bạch Mộc Lương Tử, Tả Liên Sơn...) với điểm nhấn lớn nhất vào mùa hoa đỗ quyên, du lịch sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm tại khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, khu du lịch Cổng trời Ô Quy Hồ; du lịch cộng đồng tại bản du lịch cộng đồng ASEAN (Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ), Sì Thâu Chải, Lao Chải 1, bản Thẳm (huyện Tam Đường)...; công bố và đưa vào khai thác thêm 3 sản phẩm du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm giá trị văn hoá truyền thống tại Vịnh Pá Khôm, bản Thẩm Phé, bản Nam và bản Củng (huyện Than Uyên). Từ đó, nâng số điểm du lịch được công nhận trên địa bàn tỉnh lên 19 điểm.
Năm 2024, vịnh Pá Khôm (xã Pha Mu, huyện Than Uyên) được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh và đang trở thành điểm đến mới được nhiều du khách, các đơn vị lữ hành yêu thích, lựa chọn.
Thêm một cú huých tạo nên dấu ấn rõ nét để du lịch Lai Châu có thêm sức hút nữa là việc sử dụng ứng dụng chuyển đổi số trong tiếp cận thị trường khách. Đó là thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, các chương trình sự kiện do Lai Châu tổ chức trên cổng du lịch thông minh (dulich.laichau.gov.vn); trên các website: dulichlaichau.vn; dulichtaybac.vn; svhttdl.laichau.gov.vn; trên hệ thống các trang mạng xã hội (facebook, youtube, zalo, tiktok, amazingthings in Vietnam, fanpage...); trên kênh truyền hình VTC10, VTC, VTV1, VTV3... và các tạp chí, báo điện tử online... có lượng độc giả theo dõi lớn. Số hoá 3D/360 một số điểm du lịch để du khách có thêm nhiều trải nghiệm chân thực khi tìm kiếm thông tin về điểm đến Lai Châu trên các nền tảng website. Tạo mã QR Code để du khách dễ dàng tiếp cận thông tin về Lai Châu tại các chương trình, sự kiện. Tất cả những giải pháp đó giúp du khách có thể tìm kiếm, cập nhật thông tin về các điểm du lịch tại Lai Châu một cách nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhất.
Phân tích rõ hơn về ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch, bà Đặng Thị Loan - Trưởng Phòng Quản lý Du lịch (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho rằng: “Hiện nay, du khách hiện đại có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi bằng cách trải nghiệm tương tác, booking dịch vụ du lịch bằng công nghệ số để tiết kiệm thời gian. Nắm bắt được xu hướng đó, du lịch Lai Châu đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu điểm đến Lai Châu thông qua cổng du lịch thông minh, các trang thông tin điện tử... Bằng các ứng dụng thông minh du khách có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi của mình như: tự thiết kế tour, đặt lưu trú, vé tham quan, đặt dịch vụ, đến tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, thanh toán trực tuyến... cho chuyến đi mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ người nào”.
Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây thực hiện chương trình kích cầu du lịch do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lai Châu phát động.
Ngoài ra, Lai Châu còn tổ chức các chương trình sự kiện để thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách và các hãng lữ hành như: Lễ kỷ niệm 115 năm Ngày Thành lập tỉnh, 75 năm Ngày Thành lập Đảng bộ tỉnh, 20 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu; Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng; Tết Độc lập và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên; Giải leo núi chinh phục đỉnh Răng Cưa; Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ I...
Lai Châu giới thiệu văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số tại sự kiện Tuần Văn hoá – Du lịch Lai Châu tại thành phố Đà Nẵng.
Tự tin với bước bứt phá, nhảy vọt mà ngành Du lịch Lai Châu đạt được trong năm qua, năm 2025 Lai Châu tiếp tục đặt ra mục tiêu cao hơn năm cũ đó là phấn đấu đón trên 1,4 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt trên 1.136 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài duy trì giải pháp và phát huy những giá trị đã đạt được, ngành Du lịch sẽ tiếp tục tập trung vào công tác truyền thông, quảng bá điểm đến Lai Châu dưới nhiều nội dung và hình thức mới. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch thực sự đặc sắc, hấp dẫn trên cơ sở tiềm năng thế mạnh địa phương, để từ đó thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến với Lai Châu không chỉ trong năm 2025 mà còn trong cả giai đoạn tới.
TK (Theo baolaichau.vn)
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên vô giá để bảo tồn, tôn tạo, phục vụ khai thác phát triển du lịch đúng tầm vóc nhằm thu hút ngày...
Với mục tiêu làm sống lại những giá trị lịch sử, văn hóa thông qua góc nhìn trẻ trung và sáng tạo, mô hình “Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử” đang trở...
Huy động các nguồn lực xã hội tham gia, cùng chung sức phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này luôn được tỉnh, ngành du lịch cũng như Trung tâm Xúc tiến du lịch...
Nhà thờ Đông Lâm ở thôn Lâm Đồng, xã Văn Tố (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc và chạm khắc hoa văn cổ kính, dù đã trải qua 90 năm thăng trầm cùng thời gian.
Trên hành trình khám phá vùng đất Hà Giang tươi đẹp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, những làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ...
Khi những bông lúa nếp cái hoa vàng khum ngọn, thơm hương sữa, người Tày một số địa phương của các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Tuyên Quang bắt đầu tổ chức Lễ...
Vĩnh Long, một tỉnh nằm giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hữu tình mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử phong...
Làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) vốn có nghề bắt rắn, chế biến ẩm thực, làm thuốc... từ rắn. Trước sự thay đổi của xã hội và những quy định về...
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối...
Sau gần 10 năm phát triển, mỗi năm mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) thu hút hơn 3.500 khách, chủ yếu là người nước ngoài. Qua đó đem lại...
Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa...
Nhìn từ trên cao, lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1 (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) như một dải lụa xanh dưới chân đèo Mã Pì Lèng. Với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, thơ...