Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Đã ba năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đến nay nhiều trụ sở làm việc, nhà công vụ và các thiết chế văn hóa tại các địa phương đang trong tình trạng bị bỏ hoang, rất lãng phí.

Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Đã gần ba năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đến nay nhiều trụ sở làm việc, nhà công vụ và các thiết chế văn hóa tại các địa phương đang trong tình trạng bị bỏ hoang, rất lãng phí.

Nhiều công trình, trụ sở bỏ không

Từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi, chuyển mục đích sử dụng 35 vị trí cơ sở nhà, đất với diện tích 60,12ha để giao cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý đấu giá theo quy định. Sau sáp nhập, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của 983 cơ sở với tổng diện tích đất 1.620.158 m2, tổng diện tích sàn sử dụng 385.288 m2. Trong đó giữ lại, tiếp tục sử dụng 810 cơ sở, với tổng diện tích đất 1.387.130m2, tổng diện tích sàn sử dụng nhà 322.217m2.

Đến tháng 6/2023, một số trụ sở UBND xã cũ đã được tận dụng để làm điểm giao dịch ngân hàng, chợ tạm, nơi sinh hoạt cộng đồng, xây dựng trường học. Tuy nhiên, nhiều trụ sở hiện vẫn trong tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công.

Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Trụ sở xã Thanh Nga, huyện Cẩm Khê đang bỏ không

Tại huyện Cẩm Khê, trụ sở ba xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga sau sáp nhập đều đang bỏ không, nhà công vụ lá rụng phủ đầy. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - TUV, Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện đã giao cho Phòng Tài chính và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, thống kê tài sản công trên địa bàn, bao gồm các trụ sở xã cũ sau sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh sớm có phương án sắp xếp, xử lý.

Còn tại huyện Tam Nông, địa phương có 12 xã sáp nhập thành bốn xã mới. Trao đổi với PV Báo Phú Thọ, đồng chí Đỗ Hùng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin: Đến thời điểm này mới có trụ sở của UBND xã Văn Lương (nay là xã Vạn Xuân) được phá dỡ để xây trường học, trụ sở UBND xã Tam Cường (cũ) được tận dụng làm chợ tạm, còn bảy trụ sở xã vẫn đang đợi UBND tỉnh quyết định phương án xử lý.

Đối với huyện Thanh Thủy, sau khi ba xã Tu Vũ, Phượng Mao và Yến Mao sáp nhập thì chỉ sử dụng trụ sở xã Yến Mao (cũ) làm nơi hoạt động, hai trụ sở còn lại đang cửa đóng, then cài. Trong thời gian đợi cấp trên chỉ đạo phương án xử lý đối với hai trụ sở xã Tu Vũ và Phượng Mao (cũ) thì tạm thời người dân sở tại đang lấy đây làm nơi sinh hoạt cộng đồng, thể thao...

Sau sáp nhập xã, những công trình cũ đang bị xuống cấp và rất có thể không tái sử dụng. Hầu hết đây là những khu đất có vị trí đẹp, thuận lợi giao thông. Nhiều công trình nhà UBND xã, hội trường, trạm y tế xã và cả nhà văn hóa xã còn rất mới nhưng đều bị đóng cửa bỏ không, vì không thuận tiện cho công chức và người dân.

Hiện nay, còn một số huyện và thành phố Việt Trì chưa đề xuất phương án xử lý cụ thể đối với trụ sở UBND các xã như: Tân Đức cũ (TP Việt Trì), Bình Bộ cũ, Vĩnh Phú cũ (huyện Phù Ninh). Bên cạnh đó các huyện: Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Cẩm Khê và thị xã Phú Thọ chưa đề xuất phương án xử lý việc chuyển giao các nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở UBND xã về địa phương quản lý.

Còn bảy huyện là Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập có hai trụ sở Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông, nay cũng chưa đề xuất phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất sau khi tổ chức lại.

Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Không để lãng phí "công sản"

Được biết, khó khăn lớn nhất là xử lý tài sản đất đai. Trong đó, phương án bán đấu giá mất nhiều thời gian vì phải theo quy trình, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với tài sản công của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thì phụ thuộc vào các bộ, ngành liên quan và Chính phủ. Việc sáp nhập đã phát sinh những vướng mắc như dôi dư trụ sở xã và các tài sản liên quan. Có những địa phương đành phải để không trụ sở xã hoặc thuê người dân trông coi, vì không thể sử dụng cho hoạt động giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên thông, khi các trụ sở cũ cách xa từ 3-5 km. Trong khi đó, trụ sở sau sáp nhập xã lại không đủ chỗ làm việc, buộc phải đầu tư xây dựng thêm. Đây cũng là sự lãng phí đầu tư công khá lớn!

Đồng chí Nguyễn Tiến Đức - Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Việc chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng trụ sở của UBND cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng phương án điều chuyển, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất một số trụ sở, tài sản dôi dư sau sắp xếp của các địa phương tiến hành chậm, nhiều huyện chưa đề xuất phương án xử lý như: Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê... Cá biệt có địa phương ký hợp đồng cho thuê trụ sở UBND xã vào mục đích sản xuất, kinh doanh không đúng quy định.

Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Do không sử dụng nên nhà công vụ bỏ không, cỏ dại mọc đầy

Theo thông tin của Bộ Tài chính, việc sắp xếp, xử lý tài sản sau sáp nhập đã được Chính phủ giao UBND cấp tỉnh hướng dẫn thực hiện, nên các địa phương chủ động thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn. Đây là cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương lập phương án và tổ chức xử lý tài sản sau khi sắp xếp lại, thay vì mỗi nơi sáng kiến một kiểu; hoặc, sau khi đấu giá, bán đi, khi cần thì mất không gian hay diện tích đất đai đắc địa.

Kỳ 2: Lãng phí trụ sở, nhà công vụ sau sáp nhập

Đồng chí Phan Trọng Tấn - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Quan điểm của tỉnh Phú Thọ sẽ ưu tiên chuyển giao tài sản dôi dư thành các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cho người dân tại các khu dân cư. Việc sắp xếp các nhà văn hóa khu dân cư phải có sự thỏa thuận và thống nhất của người dân. Hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất, bán đấu giá tài sản trên đất!

Thực tế cho thấy, nguồn thu từ đất đai tăng cao trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chiếm đến 80% đơn thư khiếu nại, khiếu kiện hàng năm và còn “tồn tại nhiều sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng” như kết luận mới đây của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đánh giá. Tại Phú Thọ, đất đai cũng là nguyên nhân khiến nhiều lãnh đạo, cán bộ công chức rơi vào vòng lao lý. Vấn đề này chúng tôi xin được đề cập ở kỳ sau.

>>> KỲ 1: “ĐẤT VÀNG” VÀ NHỮNG TRÉO NGOE VỀ THỦ TỤC

Việt Hà - Huy Thắng- Ngọc Tùng

2:29:08:2023:07:44 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM