{title}
{publish}
{head}
Cây ráy mọc hoang ở nhiều nơi, thường ở những vùng đất ẩm thấp. Người ta thường lấy củ ráy làm thuốc chữa bệnh. Vậy củ ráy có tác dụng chữa bệnh gì?
1. Đặc điểm của cây ráy
Tên gọi khác: Dã vu, ráy dại. Tên khoa học: Alocasia odora. Họ: Araceae.
Cây ráy là loài thực vật thân mềm, chiều cao khoảng 0.3 – 1.4m. Phần dưới mọc bò và phần trên mọc thẳng đứng. Rễ phát triển thành hình củ dài, được chia thành nhiều đốt ngắn và có vảy màu nâu. Lá cây ráy to, rộng 8 – 45cm và dài 10 – 50cm. Phiến lá có hình tim, mép nguyên hoặc hơi lượn, cuống dài 15 – 120cm. Bông mo chứa hoa cái mọc ở phần gốc, hoa đực mọc ở phía trên cao. Quả mọng, hình trứng và khi chín có màu đỏ.
Cây ráy mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, phân bố nhiều ở nước ta, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc. Có nơi ráy mọc thành rừng. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng ráy lớn nhất Việt Nam.
Cây ráy thường mọc ở những vùng đất ẩm thấp...
Bộ phận dùng: Củ ráy
Thu hoạch – sơ chế:Theo BSCKII Trần Ngọc Quế - Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình, khi cây được 2 – 3 năm tuổi (tốt nhất là ráy có thời gian sinh trưởng 5-7 năm), đào cả cây lên rồi đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con rồi cạo vỏ bên ngoài. Bào chế theo phương pháp Y học cổ truyền, phơi khô để làm thuốc hoặc có thể dùng tươi theo kinh nghiệm của từng thầy thuốc.
Củ ráy có chất gây ngứa nên khi chế biến cần sử dụng bao tay để tránh tình trạng ngứa ngáy và kích ứng da.
Bảo quản:Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hóa học:Nghiên cứu về củ ráy còn nhiều hạn chế, một số tài liệu ghi chép củ ráy có chứa tinh bột, một chất gây ngứa, xianua, đường, cumarin, flavonoid, saponin...
2. Tác dụng của củ ráy
Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp...
Hiện nay, cây ráy chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân và hầu như chưa được nghiên cứu trên phương diện khoa học.
Tính vị:Vị nhạt, tính hàn và có đại độc. Ăn nhiều có thể gây ngứa cổ họng và miệng.
Quy kinh: Theo dân gian, củ ráy có tác dụng chữa ghẻ lở, mụn nhọt và bệnh chàm. Ngoài ra nhân dân Quảng Tây – Trung Quốc còn dùng củ ráy sắc uống để chữa thũng độc và sốt rét.
Cây ráy được sử dụng ở dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc dùng ngoài.
Liều dùng uống: 10 – 30g/ ngày.
3. Một số bài thuốc từ củ ráy chữa bệnh
Củ ráy.
BSCKII Trần Ngọc Quế - Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, cây ráy được dùng chữa nhiều bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể:
Bài 1- Chữa viêm đau nhức do viêm khớp dạng thấp: Củ ráy chế 30g, lá lốt khô 30g, quả chuối hột khô 25g, nước 600 ml. Sắc uống còn 400 ml, dùng mỗi 02 lần trong ngày.
Bài 2- Chữa ngứa do dị ứng thời tiết:Củ ráy tươi, cắt đôi rồi xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa.
Bài 3- Chữa bệnh cảm hàn, người sốt cao:Củ ráy tươi 1 củ, cắt đôi rồi dùng 1 nửa chà vào mu bàn tay và khắp lưng để hạ thân nhiệt. Nửa củ còn lại đem thái mỏng và sắc lấy 1 chén nước thuốc (200 ml, nhớ lọc kỹ). Thực hiện bài thuốc 5 lần bệnh sẽ khỏi.
Bài 4- Chữa chàm (eczema):Củ ráy tươi, 1 con bọ hung, diêm sinh 10g và 1 chén dầu lạc. Khoét 1 lỗ trên củ ráy, sau đó đem bọ hung nước thành than, tán bột rồi trộn đều với 10g diêm sinh. Sau đó đổ 1 chén dầu lạc và bột thuốc vào chỗ khoét trên củ ráy và đun trong vòng 15 phút. Đợi dầu nguội, dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị chàm. Thực hiện 1 lần/ ngày liên tục trong 5 ngày vùng da sẽ hết ngứa và phục hồi nhanh chóng.
Bài 5- Chữa mụn nhọt:Củ ráy 80 – 100g, Củ nghệ vàng 60g. Đem nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước, sau đó cho dầu vừng vào và nấu nhừ. Khi chín, thêm ít sáp ong và dầu thông, khuấy cho tan và để nguội. Khi dùng, lấy 1 ít cao phết lên giấy bổi rồi dán lên mụn nhọt để hút mủ và giảm sưng tấy.
Bài 6 - Chữa viêm da cơ dịa: Củ ráy tươi 100g, hồng đơn (rang khô) 30g, dầu trẩu 300ml. Đem củ ráy rửa sạch, thải mỏng rồi đun sôi với dầu trẩu. Khi củ ráy cháy đen thì bỏ bã và cho hồng đơn vào, khuấy đều và đun với lửa nhỏ cho đến khi hồng đơn chảy ra. Khi cao đang nóng thì phun nước vào (vừa phun vừa khuấy) để khử độc tố trong cao. Rửa sạch vùng da cần điều trị và thoa cao lên da 1 lần/ ngày.
Bài 7 - Chữa bệnh gout ( thống phong):Củ ráy khô 10g, khổ qua 10g, tỳ giải 20g, chuối hột rừng 30g. Đem dược liệu sao vàng hạ thổ, cứ 10g thuốc làm thành 1 gói. Mỗi ngày đem 2 – 3 gói hãm lấy nước uống và dùng đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài 8- Chữa chứng cao huyết áp do bệnh thận hoặc do béo phì: Củ ráy tươi 200g, chuối hột sắp chín 500g. Đem củ ráy gọt vỏ, thái lát mỏng và ngâm với nước gạo trong 5 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch, phơi khô và sao với lửa nhỏ, hạ thổ. Chuối hột đem cắt lát mỏng, phơi khô và đem sao qua. Lấy 20g củ ráy và 40g chuối hột sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 chén nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài 9 - Chữa đau nhức gân xương do bệnh tê thấp: Củ ráy 10g, đương quy 10g, lá lốt 10g, bạch chỉ 6g, thổ phục linh 20g, nước 700 ml. Đem sắc còn 300 ml, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Bài 10 -Chữa thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm:Củ ráy khô 30g, đỏ ngọn 30g, vương tôn 30g, lá lốt 20g, cao lương khương 20 g, nước 700ml, sắc còn 400 ml, uống chia 03 lần trong ngày.
4. Những lưu ý khi sử dụng cây ráy chữa bệnh
Tránh nhầm lẫn với cây cây khoai môn.- Củ ráy có chất gây ngứa nên cần thận trọng khi bào chế.- Không dùng cho người có thể trạng hư hàn.
Củ ráy được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên củ ráy có chứa chất gây ngứa, có thể kích thích niêm mạc cổ họng và miệng. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc uống từ thảo dược này. Không dùng chữa bệnh bằng củ ráy theo lời mách hay tin đồn.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
baophutho.vn Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến trong cấp cứu ngoại khoa cần phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để tránh các biến chứng nặng....
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, khi làm các xét nghiệm và siêu âm kiểm tra mới có thể xác định được bệnh. Cỏ nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh...
baophutho.vn Dầu mỡ bôi trơn là một phần không thể thiếu trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ máy móc, thiết...
Xơ vữa động mạch là tình trạng động mạch hình thành các mảng vữa và xơ cứng. Xơ vữa động mạch có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và là một trong những nguyên nhân chính gây...
Nước cốt dừa là nguyên liệu phổ biến có vị thơm ngậy hấp dẫn dùng để nấu ăn và chế biến đồ uống. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người chưa biết nước cốt dừa chứa chất dinh...
baophutho.vn Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu cho một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng sau khi dùng thuốc “xách...
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Viện đã hoàn thành đặt hàng 10 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ các nhà sản xuất trong nước...
Phụ nữ ở cùng độ tuổi, nhưng những người có làn da khô dường như trông già hơn những người có làn da dầu. Tại sao lại như vậy?
Cây đinh lăng được coi là ‘nhân sâm của người nghèo’, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh...
baophutho.vn Mặc dù cơ quan y tế đã có nhiều cảnh báo về việc tự ý sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ dẫn đến những hệ lụy lâu dài về sức khỏe, nhưng...