{title}
{publish}
{head}
Dù là địa phương “đi sau” về du lịch, song với tiềm năng được ví như có cả”Sa Pa, Hạ Long” trong lòng phố núi cùng nét văn hóa đặc trưng và hướng đi mới, cái tên "Đà Bắc” (tỉnh Hòa Bình) đang mỗi ngày định hình một rõ nét trong lòng du khách.
Một khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại thu hút khách du lịch tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Từ Hà Nội ngược quốc lộ 6 hơn 60km đến TP Hoà Bình, theo tỉnh lộ 433 đến thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc), đi trên những cung đường uốn lượn ven hồ Hòa Bình du khách sẽ bắt gặp không ít homestay hay một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại. Vậy mà để có 2 ngày 1 đêm lưu trú lại nơi này, đoàn chúng tôi phải chờ đến 2 tuần, bởi hầu hết các điểm du lịch đều đã hết phòng trong tháng 6.
Đến nay, dù cái tên Đà Bắc chưa thực sự nổi danh trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song, những cái tên bản Sưng, Đá Bia, đền Chúa Thác Bờ hay một số khu nghỉ dưỡng như: Mơ Village, Vayang Retreat, Maida Lodge, Xoan Retreat đã và đang có sức hút với những người yêu du lịch.
Thích "dịch chuyển” nhưng không có nhiều thời gian, những ngày cuối tuần, Đoàn Thảo Ngân (Hà Nội) và các bạn cùng lớp đại học đã chọn Đà Bắc là điểm đến. Đoàn Thảo Ngân chia sẻ: Sa Pa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước quanh năm nhờ khí hậu mát mẻ, trong lành với núi non trùng điệp, hùng vĩ, những thung lũng lúa chín vàng óng ả... Còn vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới là bức tranh phong cảnh hữu tình với ngàn đảo xanh soi bóng núi, soi bóng những cánh buồm rong ruổi ngày đêm... Nhưng có một nơi, chỉ cách Hà Nội hơn 100 km em đã tìm thấy cả "Sa Pa và Hạ Long”, đó là Đà Bắc. Đối với em, chuyến đi này là trải nghiệm tuyệt vời.
Cùng chung cảm nhận về vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình”, khí hậu trong lành và không gian thoáng đãng nơi vùng cao này, Vũ Văn Cường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn ấn tượng với những độc đáo trong văn hóa ẩm thực; nét hoang sơ, không bụi bặm, ồn ào của nơi đã từng là”ốc đảo” biệt lập Đá Bia, nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc); trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm, làm giấy dó...
Đồng chí Bàn Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, thay vì phát triển ồ ạt, phá vỡ cảnh quan, huyện Đà Bắc lựa chọn phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, nông thôn, văn hóa và môi trường sinh thái của địa phương. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa ngành gắn với phát triển dịch vụ, du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình nhằm từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Hiện nay, huyện Đà Bắc tập trung phát triển theo quy hoạch, thực hiện hỗ trợ người dân kỹ năng làm du lịch, đặc biệt là khôi phục, bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn hiện có 30 cơ sở lưu trú, gồm 18 homestay, 11 nhà nghỉ, 1 khách sạn 2 sao. Tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong năm 2023 đạt 170.100 lượt, doanh thu hơn 80 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách và doanh thu đến từ du lịch đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
"Đà Bắc phấn đấu đến năm 2025 đón trên 550.000 lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 165 tỷ đồng trở lên. Đến năm 2030 đón trên 660.000 lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 198 tỷ đồng trở lên”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc chia sẻ.
Cùng với thực hiện mục tiêu đưa du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã và đang tập trung phát triển hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, lòng hồ Hòa Bình nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố. Trong đó, diện tích mặt nước ở huyện Đà Bắc là lớn nhất. Hiện hồ Hòa Bình đạt 3/5 điều kiện đối với khu du lịch quốc gia. Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch quốc gia. Đã có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444ha, tổng nguồn vốn đầu tư trên 3.300 tỷ đồng. Các dự án có mục tiêu đáp ứng nhu cầu dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn bản sắc văn hóa, du lịch tâm linh, chợ ẩm thực, nhà hàng, bến thuyền, bãi tắm...
"Tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan hỗ trợ tối đa về thủ tục để các dự án triển khai, thực hiện đảm bảo tiến độ. Tập trung nguồn lực hoàn chỉnh hạ tầng giao thông, cảng du lịch, bến thuyền, thông tin liên lạc... để tạo đà cho hệ thống lưu trú, sản phẩm du lịch phát triển nhanh, đóng góp vào tăng trưởng” - đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định.
TK
(Theo baohoabinh.com.vn)
Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...
Vườn thú ở Phần Lan sẽ gửi trả 2 con gấu trúc trở lại Trung Quốc sớm hơn 8 năm so với dự định vì chi phí nuôi quá đắt đỏ.
Là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan tươi đẹp với hàng trăm hang động, thác nước, đồi cỏ còn nguyên sơ và không gian văn hóa đậm đà bản sắc, một số điểm đến...
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giớ, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô..., với kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú và đặc...
Phong Thổ (Lai Châu) được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch sinh thái và khu di tích lịch sử cấp tỉnh, điểm du lịch cộng đồng. Phát huy lợi...
Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi...
Thác Đăk Ka Tiêu ở gần làng Đăk Y Pai, xã Măng Bút, huyện Kon Plông (Kon Tum) là một trong những thắng cảnh đẹp, điểm đến cho những ai muốn trở về với thiên nhiên, tận hưởng...
Thiên Cầm (Hà Tĩnh) cùng 60 địa điểm tiềm năng đã được quy hoạch phát triển trở thành Khu Du lịch Quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch trong, ngoài nước với những ngôi nhà cổ...
Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 254 đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động theo loại hình tổ chức, với 7.584 phòng, cùng vốn đăng ký...
Đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã giới thiệu những món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc được chế...
Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.