{title}
{publish}
{head}
Khách đi du lịch thường có nhu cầu kết hợp mua sắm tại các điểm đến. Ở Huế, những ngôi chợ truyền thống và nổi tiếng không chỉ là địa chỉ mua sắm yêu thích mà còn là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi khách đến Huế. Điều quan trọng mà khách mong muốn là không bị... “chặt chém” về giá.
Khách ưa mua sắm nhưng sợ bị "chặt chém"
Đầu tháng 5/2024, Ban quản lý chợ Đông Ba đã nhận được phản ánh của một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh về việc bị bán hàng nói thách, không đúng giá khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại khu vực nhà C của chợ.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Ban quản lý chợ Đông Ba đã nhanh chóng vào cuộc xác minh. Ngay trong ngày, Ban quản lý chợ đã làm việc với hộ kinh doanh ngành hàng ăn uống tại khu vực nhà C theo phản ánh của du khách. Qua đó, Ban quản lý nghiêm khắc chấn chỉnh và yêu cầu tuân thủ việc niêm yết giá và bán hàng đúng giá. Đối với trường hợp hộ kinh doanh vi phạm qua phản ánh, Ban quản lý chợ Đông Ba đã tiến hành thu phạt, yêu cầu trả lại số tiền thu không đúng của khách và quyết định đình chỉ buôn bán trong 1 tháng (từ 8/5 đến hết 8/6). Ban quản lý chợ Đông Ba đã trao thưởng số tiền 500.000 đồng cho du khách khi phản ánh đúng người, đúng cơ sở với những trường hợp bán hàng nói thách, không đúng giá. Đồng thời, gửi lời xin lỗi đến du khách. Du khách này cũng đã gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý chợ Đông Ba khi nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử lý vụ việc.
Hiện nay, đa phần du khách khi đi du lịch đều mong muốn kết hợp mua sắm, nhất là các đặc sản, quà tặng địa phương. Huế có nhiều ngôi chợ nổi tiếng, thu hút khách du lịch, đặc biệt là chợ Đông Ba. Một trong những lo ngại của rất nhiều du khách nói chung là nạn “chặt chém” về giá tồn tại ở nhiều điểm đến du lịch trong cả nước và khách du lịch thường là “bị hại”. Do đó, chuyện ưa mua sắm nhưng sợ bị “chặt chém” tồn tại trong tâm lý của nhiều du khách.
Chị Nguyễn Thị Hoài Anh, du khách từ Thanh Hóa chia sẻ: “Mình từ Thanh Hóa vào, khác giọng nên đi mua sắm cũng sợ bị “chặt chém”. Có những mặt hàng, nhất là đặc sản địa phương, như mắm, mè xửng, mình cũng không rành về chủng loại, thấy mỗi nơi một giá nên cũng lo bị mua giá đắt”.
Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế tìm đến.
Trên thực tế, nạn “chặt chém” giá đối với khách du lịch trước đây xảy ra khá nhiều, song, các cơ quan chức năng thường xuyên vào cuộc chấn chỉnh, xử lý đã dần cải thiện. Tuy nhiên, nỗi lo của du khách là tình trạng giá cả bất hợp lý với du khách vẫn còn xảy ra, không chỉ riêng ở một số khu chợ mà còn ở nhiều hàng quán, điểm mua sắm khác. Điều này đặt ra yêu cầu các địa phương, đơn vị, lực lượng chức năng cần có hành động thiết thực để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, hướng đến xây dựng môi trường mua sắm văn minh, thân thiện.
Theo bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng Ban quản lý chợ Đông Ba, từ ngày 16/1/2024, chợ Đông Ba đã có thông báo trao thưởng số tiền 500.000 đồng cho tiểu thương hoặc du khách khi phản ánh đúng người, đúng cơ sở với những trường hợp bán hàng nói thách, không đúng giá. Đối với các trường hợp vi phạm, Ban quản lý chợ sẽ tiến hành đình chỉ và thu phạt theo quy định. Ngoài ra, Ban quản lý chợ cũng nghiêm khắc chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi, xử sự thiếu lịch sự với khách hàng trong quá trình mua bán gây ảnh hưởng đến hình ảnh của chợ.
Cách làm của chợ Đông Ba - ngôi chợ nổi tiếng bậc nhất xứ Huế, nhận được nhiều sự đồng tình của du khách. Nhưng theo nhiều du khách, xử lý chuyện chặt chém khách về giá không chỉ là chuyện riêng ở chợ Đông Ba, mà cần nhân rộng cách làm hay, thay đổi nhận thức của người kinh doanh để góp phần xây dựng một môi trường du lịch làm hài lòng cho du khách.
Để khách đến Huế yên tâm về giá
Ngày 10/4, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình hợp lý nhất châu Á trong tháng 4 và tháng 5. Theo đó, Cố đô Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, vừa túi tiền nhất tại Việt Nam. Điều này ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của du khách. Nhiều người bày tỏ mong muốn, nếu Huế làm tốt khâu bình ổn giá của các loại hình dịch vụ và hàng hóa, không còn nạn chặt chém du khách khi mua sắm, Cố đô Huế sẽ là điểm đến thân thiện hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và khu vực châu Á.
Ngoài hoạt động kiểm tra khi có phản ánh, Sở Du lịch thường xuyên phối hợp lực lượng liên ngành có các đợt kiểm tra ở các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ du lịch.
Ông Nguyễn Thái Hòa, Chánh Thanh tra Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chia sẻ, với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật, Thanh tra sở phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng có các hoạt động thanh, kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp “chặt chém” giá, khi có phản ánh của du khách hoặc phát hiện các vụ việc liên quan, lực lượng liên ngành nhanh chóng phối hợp kiểm tra và xử lý. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thân thiện, tạo được sự hài lòng cho du khách.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc, lâu nay việc gìn giữ hình ảnh du lịch Huế, trong đó việc xử phạt những trường hợp tính giá bất hợp lý đối với du khách được các ban ngành liên quan cùng các địa phương thực hiện một cách nghiêm minh. Khi nắm được thông tin có trường hợp vi phạm, Sở liên hệ ngay với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc đến kiểm tra và có hình thức xử phạt nếu đúng như phản ánh. Như đối với TP. Huế, Thành ủy và UBND TP. Huế quan tâm chỉ đạo cho Công an TP. Huế và các phường, xã, đơn vị trực thuộc thành phố chủ động tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ảnh về các tệ nạn xã hội tác động ảnh hưởng môi trường du lịch trên địa bàn. Hiện nay, môi trường du lịch dần được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà ngành chức năng lơ là trong vấn để kiểm soát.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn cho du khách, làm lành mạnh môi trường kinh doanh, giữ hình ảnh du lịch Huế thân thiện, mến khách. Ngoài ra, Sở sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, mở các lớp bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp, ứng xử và phục vụ trong hoạt động du lịch tới người dân, các doanh nghiệp tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố và các huyện, thị xã.
T.K (Theo baothuathienhue.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Mạch nguồn suối nước nóng Tây Viên (xã Sơn Viên, Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), bao đời nay âm thầm sôi sục, khói quyện bảng lảng giữa đất trời trung du. Hình như, cảnh cũng như...
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang chú trọng xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Trên cơ sở quán triệt và nhận thức sâu sắc Nghị quyết số 33 ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất...
Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng...
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản...
Có tới 80,5% khách du lịch đến Yên Bái để khám phá cảnh quan; tìm hiểu trải nghiệm văn hóa chiếm 72,7%, tham quan danh lam, thắng cảnh chiếm 35%, cải thiện sức khỏe tinh thần...
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu...
Khi xã hội có quá nhiều sức hút từ những dòng sản phẩm không mang tính truyền thống, không chỉ làng nghề gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc mà tất cả các làng...
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia năm 2000. Tuy nhiên, đến nay, Di chỉ...