Cập nhật:  GMT+7

Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư...

Dòng nhạc cụ của người Cơ Tu, trong lịch sử đất Quảng, là một trong những nét ưu việt về âm nhạc ở vùng đất này.

Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư...Không gian âm thanh diễn tấu nhạc cụ truyền thống của người Cơ tu chính là rừng núi, buôn làng. Ảnh tư liệu

Người xưa nói, kẻ sĩ phải “tinh thông lục nghệ”, thì âm nhạc là một lựa chọn. Bởi học được thanh âm của vùng đất nào, nghe được nhạc lý của dân tộc nào, sẽ thấu hiểu được văn hóa văn minh, tâm tư nguyện vọng ở nơi đó. Nghĩa rằng tiếng âm nhạc truyền đời hay ngẫu hứng vang lên ở nơi làng mạc nào đó, cũng chính là hiện trạng đời sống con người ở nơi đó.

Đa dạng những thanh âm...

Nét văn hóa bao đời thẩm thấu trong cung cách, kỹ thuật, đặc tính mà nhạc cụ Cơ Tu tạo ra, thật sự có tính điển hình trong văn hóa âm nhạc xứ Quảng.

Lịch sử nghiên cứu âm nhạc xứ Quảng đã ghi nhận, người Cơ Tu xứ Quảng rất kỳ công trong việc chế tác các loại nhạc cụ khác nhau. Hệ thống nhạc cụ Cơ Tu khá đa dạng cả về bộ gõ, bộ hơi, và bộ dây.

Qua điều tra có khoảng 20 loại, tồn tại trong mọi lĩnh vực sinh hoạt đời sống hằng ngày. Có thể nói, ở bất cứ đâu, làm việc gì, người Cơ Tu cũng có thể biểu đạt được tâm tư, tính cách, suy nghĩ của mình qua trạng thái nhạc cụ có được. Dường như, cả một thế giới thanh âm đa dạng tồn tại trong những phần nhạc cụ ấy.

Các nhà nghiên cứu đã liệt ra những đặc tính khu biệt của từng bộ nhạc cụ Cơ Tu.

Bộ gõ, tức chiêng trống, được xem là tiêu biểu nhất, nổi bật không chỉ với người Cơ Tu, mà là với tất cả dân tộc miền cao.

Bất cứ sự kiện đông người, lễ hội nào của người dân bản địa, cũng vang lên tiếng chiêng tiếng trống. Mà người Cơ Tu, lại càng đặc biệt hứng thú với những loại chiêng trống vang lừng, từ những bộ chiêng có âm thanh hùng tráng đến những chiếc trống lớn Cathu, trống con Ch’gơr khi gõ lên âm vang báo hiệu, lôi cuốn đám đông tụ hội.

Thanh âm rộn rã tưng bừng của những nhạc cụ gõ Cơ Tu luôn tỏ rõ cảm xúc của con người vùng rừng núi hoang sơ nhưng tinh tế, khoáng đạt mà sâu sắc, hồ hởi mà cân nhắc tỏ tường.

Bộ dây trong nhạc cụ Cơ Tu, lại diễn tả những cảm xúc con người, ở từng vị trí cuộc sống và thời điểm thể hiện khác nhau. Có thể nói, người Cơ Tu dùng bộ dây để diễn đạt trạng thái tâm tư tình cảm của mình, nên các nhạc cụ đàn Cơ Tu, hiện hữu trong mọi sinh hoạt gia đình, cộng đồng, tộc họ.

Đàn h’jưl sẽ vang lên khi có đám tiệc cưới hỏi, tưởng nhớ... Đàn Tơm rech dùng diễn tấu các bản nhạc, điệu múa lễ lạt. Đàn Abel thổ lộ tình cảm riêng tư, thiết tha kể những câu chuyện lâu dài. Bộ hơi ở nhạc cụ Cơ Tu gồm các loại kèn, khèn, sáo, tiêu, lại dùng gởi gắm những suy nghĩ, trạng thái, hành vi ứng xử.

Có thể nói, những bài hát Cơ Tu có réo rắt du dương, biểu đạt đầy đủ trạng thái tâm tư con người hay không, là nhờ vào những nhịp sáo, điệu khèn. Khi những âm thanh thổi của người Cơ Tu vang lên, trầm hùng với tù và, réo rắt từ kèn sáo, người ta sẽ hiểu ngay đang có việc gì mà những chàng trai, cô gái Cơ Tu muốn thực hiện...

Dày dặn cảm xúc

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, một người đã nhiều năm “sống bằng cảm xúc” vật thể và âm thanh đất Quảng, chia sẻ rằng, ông không giỏi nhạc cụ và âm nhạc, nhưng đã nghe, đã thấy rất nhiều cung bậc diễn tấu trong đời sống con người bản địa. Từ những điệu múa vũ nữ Chăm-pa, cho đến những bài cồng chiêng thỉnh thị thần linh của người Cơ Tu, và những bài hát người Việt bao năm trước, trong mỗi giai đoạn nhất định, lại phải được thấu hiểu lắng nghe.

Nhưng tại sao nhiều người cảm nhận, và hấp dẫn với nhạc khí Cơ Tu? Câu hỏi ấy, ông Nguyễn Thượng Hỷ đã tự đặt ra nhiều năm, qua mỗi lần tham dự những hoạt động, sinh hoạt cộng đồng. Rồi trong lần khảo sát, xây dựng các hiện vật văn hóa truyền thống, nhất là kiến trúc đồng bào, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ đã mời già làng A Tý - người đại diện dân tộc Cơ Tu vùng tây Quảng Nam, về thiết kế cây đàn đá trên dòng suối chảy.

Ông Nguyễn Thượng Hỷ nhấn mạnh, cây đàn đá là một biểu hiện rất khác lạ ở âm nhạc truyền thống, vì phối hợp cả bộ gõ và bộ dây, và độc đáo là người nghệ sĩ diễn tấu lại... không phải con người. Đàn đá được người Cơ Tu đặt ở dòng nước, theo từng bậc thang ruộng rẫy mà tạo âm thanh vang vọng. Khi già làng A Tý đặt xong những “phím đàn”, họa sĩ hỏi, thật sự đàn diễn tấu gì. Người đàn ông của núi rừng nguyên sơ cười sảng khoái, và trả lời, “nó là mình chứ đâu”.

Âm thanh của đàn đá, là dòng con nước chảy, là tâm tư suy nghĩ của mình đặt ở nơi bờ ruộng, cây lúa mình trồng. Khi mình không có mặt, cây đàn đá chính là mình, giữ cho con mang, con heo rừng không dám mò đến kiếm ăn, phá rẫy phá nương. Âm thanh nhạc cụ giữa tự nhiên, là tiếng rừng tiếng núi, tiếng thay thế mình mà trấn giữ, thể hiện mình ở đó, thay chỗ mình không có mặt nhưng thực sự là mình!

“Tôi nghe những lời đó, tôi chợt hiểu, mình còn vụng về lắm, thô kệch lắm, đã thấy những cây đàn, bộ chiêng vang lên từng đó năm, mà vẫn không thể hiểu hết tính tự nhiên, khẳng định của con người sống giữa núi rừng. Phải gắn bó thiết tha đến thế nào, tin tưởng ra sao, tự tin ở đó, mong mỏi như vậy, sống cùng cây cùng đất, thì con người mới tạo nên được những diễn tấu âm thanh như vậy. Tiếng rừng tiếng núi, tiếng tâm tư của mỗi thế hệ con người xứ Quảng, nằm ở từng nhạc cụ, từng điệu nhạc, tiếng chiêng như vậy”- họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chia sẻ. Và mong, mọi người hãy lắng tai, đặt trái tim mình vào...

Thụy Bất Nhi

(Theo Báo Quảng Nam)


(Theo Báo Quảng Nam)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê
2025-05-13 09:39:00

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai...

Ngọt mát hến dòng La

Ngọt mát hến dòng La
2025-05-13 09:31:00

Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất,...

Thị trường khách quốc tế ngày càng đa dạng

Thị trường khách quốc tế ngày càng đa dạng
2025-05-13 09:26:00

Đa dạng hóa thị trường khách quốc tế để hướng đến phát triển bền vững là một định hướng phát triển của du lịch Khánh Hòa. Sau nhiều nỗ lực, bức tranh thị trường khách quốc tế...

Đồi chè Mộc Châu - điểm đến hấp dẫn du khách

Đồi chè Mộc Châu - điểm đến hấp dẫn du khách
2025-05-13 09:11:00

Cao nguyên Mộc Châu, từ lâu đã nổi tiếng với những đồng cỏ, những mùa hoa rực rỡ và đặc biệt là những đồi chè xanh ngát trải dài. Không chỉ mang đến nguồn nông sản chất lượng,...

Để Hà Giang ấn tượng hơn trong mắt du khách

Để Hà Giang ấn tượng hơn trong mắt du khách
2025-05-13 09:03:00

Có thể thấy, cùng với tiềm năng, lợi thế du lịch to lớn và riêng có, những năm qua Hà Giang còn có các sản phẩm du lịch đầy sáng tạo, hấp dẫn. Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long