{title}
{publish}
{head}
Mạch nguồn suối nước nóng Tây Viên (xã Sơn Viên, Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), bao đời nay âm thầm sôi sục, khói quyện bảng lảng giữa đất trời trung du. Hình như, cảnh cũng như người, đang nhẫn nại chờ cuộc chuyển mình...
Chốn bồng lai
Một làn khói từ bể nước nóng Tây Viên tạo màn sương mỏng giăng các sườn đồi.
Từ lâu, Tây Viên - “khu vườn ở phía tây” được mệnh danh là chốn bồng lai dưới chân núi Chúa. Hệ sinh thái khu vực này ẩn chứa lắm điều thú vị.
Nếu lưng chừng bên kia Đèo Le thong dong con Suối Mát thì đổ dốc hết đèo bên này, lại bắt gặp dòng suối nước nóng ngày đêm sục sôi. Suối nước nóng Tây Viên chỉ cách tuyến ĐT611 khoảng 200m. Dù đông hay hè, mạch nước ở đây đều sôi đến 60 - 70 độ C.
Các nghiên cứu, khảo sát từ cơ quan quản lý, nhà khoa học từ lâu đã khẳng định mạch nước Tây Viên chứa đựng nhiều vi chất có ích với sức khỏe con người.
Có nhiều huyền tích thêu dệt xung quanh sự hình thành của suối nước nóng này. Nhưng các thế hệ người làng vẫn truyền tai nhau về sự tích ra đời của suối bắt nguồn từ hai con trâu thần và hành trình của chúng từ lúc “xuống trần” đến khi chết. Từ hai nấm mộ trâu thần, người làng cho rằng, đã biến thành vòi nước từ lòng đất, trồi lên mặt đất, tạo nên hai vũng nước trong vắt, bốc hơi nghi ngút.
Huyền tích được phổ biến rộng rãi để sau này, khi dựng hai bể nước nóng, người làng cũng gắn với tên Vũng Ông và Vũng Bà. Điều thú vị là bể ục Ông được xây theo hình lục giác còn bể ục Bà có hình ô van mềm mại.
Dù chỉ là mô phỏng của hậu thế nhưng hình ảnh này khiến chúng tôi liên tưởng đến vết tích của văn minh Champa xưa. Có thể lắm chứ khi bên kia đèo Phường Rạnh, Linga và Yoni là một chỉ dấu quan trọng trong cụm di tích khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên) - thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở.
Nhẫn nại... đợi
Ông Nguyễn Hải (70 tuổi, trú thôn Tây Viên) kể: “Hồi chưa có hai cái bể ục thì ngay đó cũng có hai cái vũng trâu, nước sôi sùng sục quanh năm. Mà không riêng hai cái vũng, quanh đây khoan xuống chỗ nào cũng gặp nước nóng ục lên hết. Hai bể sục trước đây được một công ty xây để dẫn lấy nước khoáng, bỏ hoang lâu lắc rồi, lâu nay chỉ có người dân tận dụng lấy nước”. Một người đàn ông khác bông đùa, vì Tây Viên là chốn bồng lai nên không mấy ai có cơ hội quá bước qua đây. Thực ra chừng 20 năm trước, tiếng tăm của Tây Viên đã lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư.
Tiếc là sau khi được UBND tỉnh cấp phép đầu tư, cấp quyền sử dụng đất vào năm 2007, qua mấy đợt gia hạn tiến độ, hình hài dự án khu du lịch “triệu đô” đầy hứa hẹn vẫn mơ hồ. Tựa một lớp sương khói bốc lên từ bể sục rồi tan biến vào không trung. Năm 2020, dự án này chính thức bị thu hồi.
Những dang dở cho thấy dự án kiểu này khá nhiều. Nếu ở khu vực ven biển của tỉnh, một số dự án treo bị lãnh đạo sở TN-MT ví von là sắp dài kéo qua 4 thời kỳ Luật Đất đai, thì việc phát triển điểm đến suối nước nóng Tây Viên cũng không khác gì mấy.
Sắp vắt qua hai thời kỳ biến động “tách - nhập” ranh giới địa chính giữa huyện Quế Sơn - Nông Sơn nhưng khu vực này vẫn chưa được “thay áo mới”...
Chục năm đổ lại đây, loại hình du lịch sức khỏe bắt đầu rộ lên theo nhu cầu của đời sống. Suối nước nóng chính là một trong những đặc ân của tạo hóa để khai mở loại hình du lịch này.
Quảng Nam cũng đang có chủ trương phát triển loại hình du lịch này. Bởi nhìn về phía tỉnh bạn, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi hay Đà Nẵng đều đã “thức giấc” được những điểm đến suối khoáng nóng có thương hiệu, quanh năm nườm nượp khách.
Lay thức “khu vườn phía tây”
Quay lại chuyện Tây Viên, sau nhiều năm trở lại, đường vào “chốn bồng lai” này đã không còn phải xắn quần băng ruộng. Thay vào đó, một con đường đất tươm tất hơn dù rằng vẫn còn lầy những lúc trời đổ mưa. Xã Sơn Viên đã phát quang, lắp thêm đèn, wifi... để Tây Viên thành một trạm dừng nghỉ tạm coi được, dù chỉ là với người địa phương.
Những tính toán với Tây Viên từ phía chính quyền sẽ bao quát trên một khu vực rộng lớn hơn hiện trạng rất nhiều, với kế hoạch du lịch sinh thái, khám phá, chữa lành.
Đã có những dạm ngõ về việc phát triển du lịch golf tại đây nhưng bị bác bỏ vì ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Khu vực Tây Viên - Núi Chúa sẽ được quy hoạch thành nhiều phân khu, kêu gọi xúc tiến đầu tư, không cố định là một hay nhiều đơn vị đầu tư mà chú trọng vào việc tạo ra động lực phát triển bền vững cho đất và người xứ này.
Vũng Ông (thuộc bể nước nóng Tây Viên) được xây dựng từ lâu nay đã bỏ hoang.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn nói: “Điểm đến Tây Viên có khả năng phát triển du lịch thực sự bởi sở hữu giá trị “độc”, “lạ”. Bằng chứng là sau khi dự án cũ bị hủy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch giã nhưng huyện đã liên tục đón 5-7 nhà đầu tư vào khảo sát.
Một số đơn vị dừng ở mức lấy thông tin, số liệu nhưng cũng có đơn vị tâm huyết xây dựng đề án phát triển khu vực này hẳn hoi với diện tích đề xuất lên đến 329ha bao gồm cả hệ sinh thái Núi Chúa và đang trong giai đoạn nghiên cứu, thẩm định”.
Đã bao bận, ngành du lịch toan tính kế sách giãn khách khỏi Mỹ Sơn qua vùng đất bên này đèo Phường Rạnh. Từ năm 2019, Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đã đề xuất lan tỏa không gian du lịch và níu chân khách lâu dài hơn bằng các loại hình du lịch khác nhau. Có thể là mô hình trekking, hiking (đi bộ khám phá trong thời gian ngắn, ít thử thách hơn so với trekking) ở khu vực suối khoáng nóng Tây Viên - Núi Chúa...
Kết nối những trung tâm du lịch từ hạ nguồn đi về phía Nông Sơn, đâu chỉ bởi những gần gũi về mặt địa lý. Xa hơn, là tiếp nối dòng chảy dâu bể, cũng như ghép những lát cắt văn hóa Champa theo vệt “từ nguồn xuống biển”.
Một vòng cung du lịch nội vùng Nông Sơn cũng đã được cơ quan quản lý định hình từ Dinh Bà Thu Bồn, làng sinh thái Đại Bình, Tây Viên - Núi Chúa, Hòn Kẽm Đá Dừng đến Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Nông Sơn...
Như nhận ra những e ngại khi chúng tôi đề cập câu chuyện biến động ranh giới địa chính của miền đất này trong tương lai gần, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho hay: “Dù cho tới đây có nhập huyện thì câu chuyện phát triển du lịch ở Tây Viên - Núi Chúa vẫn sẽ được tiếp nối. Nông Sơn xác định ngoài lợi thế về nông - lâm - nghiệp thì vẫn lấy du lịch sinh thái - cộng đồng là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương và nhất là giảm nghèo cho cư dân nên dù là ở giai đoạn nào địa phương cũng nỗ lực hết sức”.
Từ ý tưởng đến thực tế còn là một quãng xa. Nhưng dù sao, những hoạch định vẫn mang đến một niềm tin...
TK (Theo baoquangnam.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang chú trọng xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Trên cơ sở quán triệt và nhận thức sâu sắc Nghị quyết số 33 ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát...
Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã chinh phục được sự yêu mến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với bất...
Núi Chí Linh - dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nơi miền Tây xứ Thanh gắn liền với buổi đầu gian khó của khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây cũng là không gian sinh sống của phần đa đồng...
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm gần đây huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản...
Có tới 80,5% khách du lịch đến Yên Bái để khám phá cảnh quan; tìm hiểu trải nghiệm văn hóa chiếm 72,7%, tham quan danh lam, thắng cảnh chiếm 35%, cải thiện sức khỏe tinh thần...
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu...
Khi xã hội có quá nhiều sức hút từ những dòng sản phẩm không mang tính truyền thống, không chỉ làng nghề gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc mà tất cả các làng...
Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia năm 2000. Tuy nhiên, đến nay, Di chỉ...
Trong thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch phù hợp là những giải pháp được ngành du...