
{title}
{publish}
{head}
Đồng bào và du khách về tham quan, bái lễ tại Đền Lăng Sương.
PTĐT-Trong những năm qua, cùng với phát triển du lịch dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng, các điểm văn hóa tâm linh trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, cầu may mắn, bình an, hạnh phúc. Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa và Lễ hội được tổ chức hàng năm là một điểm đến thu hút hàng nghìn lượt người đến bái lễ, tham quan.
Là ngôi Đền gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước, Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ, nhất là dịp đầu năm và cuối năm (đầu năm đi bái lễ, cuối năm đi tạ lễ). Khi đến đây, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình và người thân mà còn được trở về với nguồn cội dân tộc. Đây cũng là ngôi đền duy nhất hiện nay thờ cả gia đình Thánh Tản Viên Sơn - một trong những vị thần được nhân dân tôn vinh là “thượng đẳng tôi linh” “đệ nhất phúc thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt đã có công giúp dân trị thủy, khai hóa đất hoang, dạy dân trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm. Đặc biệt, khi lớn lên thành tài, là bộ tướng, là phò mã, chính Tản Viên Sơn đã khuyên Vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đoàn kết, tránh nội chiến kéo dài không cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là Công chúa Ngọc Hoa. Với những công lao to lớn của Ngài, nhân dân đã lập đền thờ, quanh năm hương khói tri ân công đức.
Bà Vũ Thị Cảnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho biết: Dù nắng hay mưa cứ vào dịp đầu năm và cuối năm tôi cùng gia đình và bạn bè lại sắp xếp công việc về bái lễ, tri ân công đức tổ tiên, các bậc thánh nhân. Chúng tôi tâm niệm về với đền Lăng Sương tức là mình tìm về với Mẫu, với mẹ, với cội nguồn của dân tộc mình. Bản thân cảm thấy rất thanh thản với những cầu nguyện về một năm mới an lành, may mắn, bình an.
Không chỉ là ngôi đền cổ kính với các cổ vật được bảo tồn và lưu giữ như Ngọc triện, Ngọc Phả mà các di vật về hòn Đá quỳ, giếng Thiên Thanh, hòn đá nén bụng, âu nước tắm, Miếu Hai cô… đã trở thành điểm nhấn linh thiêng riêng của Đền Lăng Sương. Hiện nay, hòn Đá quỳ hay còn gọi là phiến đá xanh vẫn còn in hình 2 bàn chân, bàn tay phải, đầu gối phải của Mẫu Đinh Thị Đen quỳ khi lên cơn đau sinh ra Thánh Tản Viên Sơn sau 14 tháng mang thai - con rể Vua Hùng thứ 18, người đã có công dẹp giặc ngoại xâm, dạy dân trồng lúa nước. Đặc biệt Giếng Thiên Thanh - nơi mà Mẫu lấy nước tắm cho Thánh Tản khi còn nhỏ tuy chỉ sâu 3m nhưng dù mùa nước hay mùa khô, giếng vẫn trong và đầy nước dù các giếng xung quanh cạn nước. Sự huyền bí, linh thiêng đó càng thu hút sự tò mò, hấp dẫn với du khách thập phương.
Ông Tạ Đình Quý - Tạ nhang Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa chia sẻ: Đến Đền Lăng Sương - nơi có Giếng Thiên Thanh, phiến Đá quỳ ngay cạnh; cùng với đó là các di vật hiện nay vẫn được bảo tồn, lưu giữ là những điểm nhấn quan trọng hấp dẫn du khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử. Đền Lăng Sương hiện nay thờ 7 nhân thần gồm: Đức Thánh Mẫu, cố phụ Ngũ Cao Hành, dưỡng mẫu Ma Thị Cao Sơn, Tản Viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa công chúa - vợ Tản Viên cùng 2 tướng quan văn Cao Sơn, quan võ Quý Minh. Với những điểm nhấn đặc biệt riêng và được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự công đức của các tập thể, cá nhân, các mạnh thường quân, Đền Lăng Sương hiện nay đã được tu bổ, tôn tạo rất khang trang đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tâm linh ngày càng cao của nhân dân, lượng khách về với đền tăng theo từng năm. Hiện nay, Đền có 2 ngày lễ chính trong năm là ngày 15 tháng giêng - kỷ niệm ngày sinh Thánh Tản và ngày 25 tháng 10 là ngày giỗ Thánh Mẫu…Đầu xuân năm mới, Lễ hội Đền Lăng Sương 15 tháng giêng năm Mậu Tuất sắp mở, du khách gần xa hãy đến với Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa để tham gia lễ hội và hiểu hơn về lịch sử của dân tộc, cùng tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: Biểu diễn xiếc, liên hoan Hát Xoan, bóng chuyền, kéo co, cờ tướng, hội trại văn hóa... Đây cũng là nơi để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay hiểu và trân quý những giá trị của lịch sử, sự hy sinh của các bậc thánh nhân để chúng ta có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay.
Hoàng Huân - Anh Tuấn (Đài TT Thanh Thủy)
Trong không khí trẩy hội đầu Xuân mới, ngày 5/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch) tại Khu Di tích Quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, Ban ...
Dải đất Thanh Thủy uốn quanh theo dòng sông Đà, đối diện là dãy Ba Vì tạo thế “tựa sơn đạp thủy” với nhiều tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, con người cũng như ...
Ngày 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích Quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy, Ban tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Lăng ...
Ngày 7/12 (tức ngày 25 tháng 10 âm lịch) tại Di tích Quốc gia Đền Lăng Sương (xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy) đã diễn ra lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Đinh Thị Đen
Ngày Xuân đi lễ đền, chùa, tham gia hoạt động lễ hội mùa Xuân là nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời, cũng là mảnh ghép để ngày Tết Nguyên đán thêm vẹn tròn ...
Ngoài loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm thì du lịch tâm linh cũng thu hút một lượng lớn du khách đến với thị trấn Tam Đảo. Với hệ thống các ...
baophutho.vn Ngày 6/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại khu vực đồi Phú Bùng, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng,Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân...
baophutho.vn Sáng 6/4 (tức ngày 9/3 năm Ất Tỵ 2025), tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc...
PTĐT - Chiều 28-2, (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch), hàng vạn du khách trong và ngoài tỉnh nô nức về với xã Hiền Quan, huyện Tam Nông để tham dự Hội Phết - lễ hội độc đáo được...
PTĐT-Hội làng Hiền Quan (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông) với một loạt nghi lễ và trò diễn liên hoàn mà nổi bật nhất là trò cướp Phết nhằm tưởng niệm và diễn lại trò luyện quân...
PTĐT - Đêm ngày 26-2 (tức 11 âm lịch tết Mậu Tuất), hàng nghìn người dân, thanh niên nam nữ của xã Tứ Xã và các vùng lân cận đã tụ hội về miếu Trò để xem lễ hội Trò Trám - lễ...
PTĐT - Ngoài 100 người tham gia hai đội đấu Phết, người dân xem Hội Phết Hiền Quan, kể cả người dân trong làng cũng không được tham gia tranh giành Phết.
Ngày 25/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ trao bằng công nhận lễ hội Trò Chiềng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
PTĐT - Sáng 25-2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất), Hội Nhà báo tỉnh, Sở VHTT&DL phối hợp với Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức lễ bế mạc Hội Báo Xuân 2018.