{title}
{publish}
{head}
Cũng như người Dao, Mông, Thái... người Hà Nhì đen ở bản U Ní Chải, xã Dào San, huyện Phong Thổ đã và đang tích cực bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc. Để giá trị văn hóa ấy trường tồn theo thời gian, trở thành báu vật quý cho lớp lớp thế hệ sau nhớ về cội nguồn dân tộc.
Ngược những cung đường dốc cao uốn lượn của vùng biên giới Phong Thổ, chúng tôi tìm đến bản U Ní Chải của xã Dào San. Là bản duy nhất ở địa phương có dân tộc Hà Nhì đen sinh sống với 135 hộ dân, 815 nhân khẩu. Đặt chân đến bản, điều đầu tiên chúng tôi ấn tượng đó là hình ảnh các chị đang miệt mài thêu hoa văn cho trang phục dưới hiên nhà.
Theo lời kể của bà con, trang phục là nét văn hoá độc đáo nhất của người Hà Nhì đen được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chị Chang Da Be - người dân trong bản tươi cười cho hay: từ khi còn là thiếu nữ, tôi đã được mẹ, bà dạy cho cách thêu thùa, may trang phục truyền thống, làm mũ, yếm. Tuy vất vả, mất nhiều công, nhưng tôi rất yêu bộ trang phục này, cố gắng mỗi năm làm 2 bộ cho gia đình, người thân.
Cũng như chị Be, chị Sào A Chô (42 tuổi) cũng biết thêu hoa văn trên trang phục lúc 13-14 tuổi. Gần 30 năm gắn bó, đôi tay chị thoăn thoắt, thêu từng đường kim, mũi chỉ đều và đẹp như dệt máy. Tôi yêu và tự hào về văn hoá của người Hà Nhì đen.
Bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì đen gồm mũ, áo, quần, yếm với nhiều màu sắc tươi sáng như: xanh, đỏ, hồng, tím đan xen với nhau. Hoạ tiết hoa văn chủ yếu được thêu ở phần ngực, viền áo, 2 cánh tay, yếm, ống quần; đa dạng về hình vẽ: nào là tam giác, vòng xoáy ốc cho đến đường kẻ ngang, dọc. Yếm áo có dây bạc nổi bật phía trước và đai thắt bằng len phía sau.
Chiếc mũ của người phụ nữ bản vùng cao này rất đặc sắc với hàng tóc giả màu nâu, đen tết phía trước, phía dưới là hàng lắc nhỏ mạ bạc xinh xinh, phía trên trang trí bằng những sợi len sắc màu. Bên phải của mũ có bông hoa to cũng làm từ sợi len một màu. Chiếc mũ được coi là biểu trưng cho sự đoàn kết, thống nhất của các hộ dân trong bản.
Trang phục nữ cầu kỳ bao nhiêu thì trang phục nam đơn giản bấy nhiêu. Trên nền áo đen chỉ có hàng cúc ở giữa áo và 2 cánh tay làm điểm nhấn. Không mặc thường xuyên như phụ nữ, hầu hết, đàn ông ở bản chỉ mặc trang phục vào ngày tết, lễ hội.
Ngoài trang phục truyền thống, hiện nay, nét độc đáo trong văn hoá của đồng bào Hà Nhì đen bản U Ní Chải còn giữ được là những ngôi nhà trình tường làm bằng đất có tuổi đời hàng trăm năm. Dưới màn mây trắng bao phủ sau cơn mưa, nhà trình tường hiện lên thật tươi đẹp giữa núi rừng xanh ngát, xen lẫn những ngôi nhà mái ngói tạo nên bức tranh bình dị của bản vùng cao biên giới.
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, người Hà Nhì làm nhà trình tường để chắn gió rét vào mùa đông, mưa bão vào mùa hè, thú dữ trên rừng có thể tấn công. Thiết kế nhà của đồng bào nơi đây chỉ có 1 cửa chính duy nhất nhỏ và thấp, móng làm bằng đá, bao quanh bốn bức tường đất; phía trong nhà có cột gỗ, tre. Hiện tại, ở bản có khoảng 50% số hộ giữ được nếp nhà truyền thống.
Khi nhắc về văn hoá, thể thao, anh Lý Dê Cà - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản U Ní Chải hồ hởi: Người Hà Nhì chúng tôi hiện nay vẫn còn giữ gìn, phát huy các lễ hội truyền thống. Đều đặn hàng năm, bản tổ chức các lễ hội: Tết trứng gà vào ngày Thìn đầu năm mới; Khu Già Già vào tháng 6 âm lịch để cầu mong mưa thuận gió hoà; Ka Tho vào tháng 11 âm lịch nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên đã cho vụ mùa bội thu. Ở các lễ hội bà con được vui chơi, mặc trang phục truyền thống dân tộc vui hát dân ca, chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, đá cầu, nhảy đu quay...
Bên cạnh đó, người Hà Nhì đen vẫn lưu giữ đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất hàng ngày gắn với nghề đan lát truyền thống dân tộc. Không khó để chúng tôi nhận ra trong mỗi nhà dân treo chiếc mâm cơm đan bằng mây, tre ở bếp; những chiếc giỏ đựng trứng nhỏ xinh; chiếc lu cở ở góc sân...
Đinh Đông - Ngọc Duy (Báo Lai Châu)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Lễ đầy tháng được tổ chức khi trẻ tròn một tháng tuổi, là một phong tục rất quan trọng của người Tày, có ý nghĩa mừng cho gia đình, mừng cho đứa trẻ, mừng cho cộng đồng có thêm...
Dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon...
baophutho.vn Yên Lập là huyện miền núi có diện tích tự nhiên trên 438,2km2; dân số trên 97.000 người, gồm 32 dân tộc, trong đó 80% là người dân tộc thiểu số...
Triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ các...
Ông Lê Trọng Bình, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khẳng định: “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã không còn diễn ra ở thị trấn Lao...
Dân tộc Pu Péo là một trong những cư dân định cư lâu đời nhất ở vùng cao Hà Giang. Trải qua thời gian, những nét đẹp, truyền thống văn hóa của người Pu Péo tại huyện Yên Minh...
Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring,...
baophutho.vn Huyện Tân Sơn có 17 xã, 172 thôn bản, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 82,5% dân số toàn huyện; trong đó chủ yếu là dân tộc Mường và một bộ...
Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành...
Nhiều năm trở lại đây, các trường học tại xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc, giúp...