{title}
{publish}
{head}
Ông Lê Trọng Bình, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khẳng định: “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã không còn diễn ra ở thị trấn Lao Bảo trong 4 năm trở lại đây”.
Không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào các DTTS ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đang ngày càng phát triển
Là thị trấn biên giới của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), Lao Bảo có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trong đó, có 3 khóm bản là Ka Tăng, Ka Túp và khóm bản Khe Đá với 100% số hộ là đồng bào DTTS. Trong giai đoạn 2016-2020, Lao Bảo là điểm nóng về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của huyện vùng cao Hướng Hóa. Thế nhưng, trong 4 năm trở lại đây, chuyện buồn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã khép lại và không còn tái diễn ở địa phương này.
Giải quyết được vấn đề khó khăn này, là nhờ lợi thế Lao Bảo có quốc lộ 9 chạy qua, có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thông thương với nước bạn Lào nên kinh tế - xã hội ở địa phương có điều kiện phát triển. Đặc biệt là ngành dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh.
Từ những hoạt động này, người dân ở các bản, làng, khu phố ở Lao Bảo đã có việc làm đều, thu nhập ổn định. Việc giao thương về kinh tế thuận lợi đã tác động tích cực đến trình độ nhận thức của đồng bào. Nhiều tập tục lạc hậu cũng dần được xóa bỏ, trong đó có nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Việc hình thức sân khấu hóa tuyên truyền lưu động về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thu hút người dân tham gia
Tuy nhiên, giải pháp quan trọng là, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ví dụ như, định kỳ từng quý, bộ phận Tư pháp - Hộ tịch, Dân số phối hợp với Hội phụ nữ....tổ chức về tận khóm bản để tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Để người dân hiểu được những tác hại trong tảo hôn, hôn nhân cận huyết, công tác tuyên truyền cũng còn được “mềm hóa” thông qua những hoạt động như lồng ghép trong hội diễn văn nghệ về nội dung nêu tác hại và hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để đồng bào chủ động tìm hiểu và hào hứng tham gia .
Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Trọng Bình, công chức Tư pháp - Hộ tịch thị trấn Lao Bảo đã khẳng định : “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã không còn diễn ra ở thị trấn Lao Bảo trong 4 năm trở lại đây”. Ông Bình cũng cho biết thêm: Từ làm tốt công tác tuyên truyền nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng không còn tái diễn trở lại.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng của khẩu quốc tế Lao Bảo phát tờ rơi đến tay đồng bào ở khóm bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo để tuyên truyền về tác hại và hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Ông Bình cho hay, để duy trì bền vững kết quả này, địa phương đã tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí của tiểu dự án 2 (Dự án 9) từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) để tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miên núi, trong đó đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các hộ gia đình, khóm bản.
Hình thức tuyên truyền phong phú như: sân khâu hóa, thành lập các đội tuyên truyền lưu động về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để tuyên truyền tại 3 khóm bản Ka Tăng, Ka Túp và Khe Đá. Phối hợp với các chiến sỹ Đồn Biên phòng của khẩu Quốc Lao Bảo đã phát tờ rơi, vẽ tranh cổng động.... để thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng.
Theo báo cáo của huyện Hướng Hóa, trong khi nhiều xã ở huyện Hướng Hóa có tỷ lệ tảo hôn còn cao như, xã Lìa 44,4 % trong tổng số cặp đăng ký kết hôn, xã A Dơi 40% trong tổng số cặp đôi đăng ký kết hôn (số liệu 2022). Năm 2023 con số này ở xã Lìa là 32,4% và xã A Dơi là 20%, tuy có giảm so với năm 2022 những vẫn còn ở mức rất cao. Thì tại Lao Bảo, từ năm 2021 đến nay chưa ghi nhận có trường hợp nào tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Có thể khẳng định, chuyện buồn về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lao Bảo đã “khép” lại.
Khánh Ngân (Báo Dân tộc và Phát triển)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Dân tộc Pu Péo là một trong những cư dân định cư lâu đời nhất ở vùng cao Hà Giang. Trải qua thời gian, những nét đẹp, truyền thống văn hóa của người Pu Péo tại huyện Yên Minh...
Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring,...
baophutho.vn Huyện Tân Sơn có 17 xã, 172 thôn bản, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 82,5% dân số toàn huyện; trong đó chủ yếu là dân tộc Mường và một bộ...
Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành...
Nhiều năm trở lại đây, các trường học tại xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc, giúp...
Có những việc làm là hành động thiết thực gắn kết tình quân dân nơi biên giới, xây “biên giới lòng dân” ngày càng vững vàng trên phên giậu tiền tiêu...
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", Sở...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn một nửa số dân toàn huyện, còn lại là dân tộc Dao và các dân...
"Chương khói! Khói chiềng mừa lùng pá áo a. Khói chiềng mừa pì noọng tàng quay, khỏi so phép đảy tuộng pì noọng!..." (Tạm dịch: Đầu tiên, tôi xin chào các bác, bá, chú cô/ Tôi...
Thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng là thôn khó khăn bậc nhất của Quảng Ninh, song những năm gần đây, diện mạo của Khe Phương đã có nhiều đổi thay...