{title}
{publish}
{head}
Khu Đâng, xã Trung Sơn trước kia được biết đến là một trong những bản vùng cao khó khăn nhất của huyện Yên Lập. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền cũng như người dân nơi đây, “bộ mặt” khu Đâng đã ngày càng được đổi thay, đời sống người dân được nâng lên và đang từng bước xây dựng khu dân cư nông thôn mới...
Ở khu Đâng hiện có nhiều nhà cao tầng được xây dựng mới khang trang.
Dẫn chúng tôi đi thăm những ngôi nhà mới xây khang trang, rộng rãi trong khu, đồng chí Đinh Văn Nghị - Trưởng khu Đâng vui mừng cho biết: Khoảng 5-6 năm trước, 100% các khu dân cư trong xã Trung Sơn đều là khu đặc biệt khó khăn. Trong đó có khu Đâng, bà con chủ yếu canh tác nông nghiệp lạc hậu, không hiệu quả, tỉ lệ hộ đói, nghèo luôn trên 20%. Được Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư, mở rộng, bê tông hóa các tuyến đường giao thông, xây dựng các điểm trường tiểu học, mầm mon cùng các thiết chế văn hóa, đời sống nhân dân khu Đâng đã ngày càng cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 4%.
Nhiều tuyến đường trong khu được bê tông hóa tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Đường xá đi lại thuận tiện, bà con trong khu cũng mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó, tập trung vào phát triển cây quế, cây bồ đề, kết hợp phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản. Hiện nay, trong khu đã thành lập đi vào hoạt động Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm nghiệp thuỷ sản hồ Ngòi Giành chuyên về du lịch, cung ứng phân bón, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi... Bước đầu cung ứng phân bón thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh chăn nuôi của bà con. Khu cũng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm như hộ các ông Nguyễn Văn Giao, Đinh Văn Hợp, Đinh Xuân Thịnh, bà Đinh Thị Tuyết...
Từ trồng quế, mỗi năm gia đình bà Đinh Thị Tuyết, khu Đâng, xã Trung Sơn thu được khoảng 100 triệu đồng.
Vừa giới thiệu với chúng tôi về đồi quế của gia đình, bà Đinh Thị Tuyết vừa phấn khởi cho biết: Trước các hộ trong khu chủ yếu ở quanh ven bờ suối, hoặc lưng chừng núi. Khoảng năm 2021, sau khi Nhà nước có chủ trương xây dựng hồ chứa nước Ngòi Giành, bà con di dời về nơi ở mới. Lúc mới về 94 hộ, trong đó có 65 hộ ở khu tái định cư tự chọn. Về nơi ở mới, thuận tiện hơn trong việc trồng và chăm sóc 12ha quế của gia đình, mỗi năm thu tỉa quế, gia đình tôi cũng thu được khoảng 100 triệu đồng. Con cái cũng được học hành đầy đủ, có công việc ổn định.
Không chỉ thuận tiện trong phát triển kinh tế, bà con trong khu còn được tiếp cận internet và biết đến nhiều kênh thông tin. Hiện nay toàn bộ khu tái định cư được lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng và lắp 5 điểm phát wifi miễn phí phủ sóng khoảng 60%.
Khu Đâng hiện có 5 điểm phát wifi miễn phí phủ sóng khoảng 60% khu tái định cư.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn cho biết: Bà con khu Đâng có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do địa phương tổ chức từ đó áp dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế tại gia đình. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND, ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về thực hiện các quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, khu Đâng được hỗ trợ về cây giống (cây quế). Toàn khu hiện có 50ha trồng quế, đầu ra ổn định, đem lại thu nhập khá cho bà con. Khu đã đạt 14/19 tiêu chí về khu dân cư nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/ người/ năm, tỉ lệ hộ nghèo của khu hiện thấp nhất toàn xã.
Phát triển chăn nuôi thủy sản trên hồ Ngòi Giành đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với quyết tâm là khu đầu tiên của xã Trung Sơn cán đích khu dân cư nông thôn mới, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, bà con khu Đâng quyết tâm chung sức, đồng lòng hoàn thành các tiêu chí còn thiếu trong năm 2024. Mong rằng một năm mới với những khởi đầu mới sẽ là động lực để khu Đâng tiếp tục thay đổi và trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội ở xã vùng cao của huyện Yên Lập nói riêng và của tỉnh nói chung.
Vĩnh Hà
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Không như các bác sĩ điều trị bệnh nhân bình thường, bác sĩ ở bệnh viện tâm thần luôn phải đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp dở khóc dở...
baophutho.vn Với người Dị Nậu (huyện Tam Nông), “văn hoá làng” là sự khởi nguồn đạo lý sống muôn người, “sợi dây” bền chặt gắn kết tình làng nghĩa xóm, tiền...
baophutho.vn Không ai biết chính xác năm cây Lụ cổ thụ, lừng lững tọa lạc nơi Miếu Phường, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao có từ khi nào, nhưng đối với người dân...
baophutho.vn Kỳ II: “Điểm tựa” bền vững
baophutho.vn Danh hiệu cao quý (Kỳ I)
baophutho.vn 45 năm kỷ niệm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979-2024), từ vùng Đất Tổ, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh đến miền...
baophutho.vn Những ngày cuối năm, đất trời khẽ chuyển mình đón những cơn gió lạnh tràn về hòa với khí Xuân dịu ngọt, quyện vào những cánh mận rừng bung nở...
baophutho.vn Trải dài hàng nghìn năm, bãi nổi hình con rùa khổng lồ giữa sông Hồng đoạn chảy qua thị trấn Cẩm Khê từng là xóm làng trù phú với cây đa, bến...
baophutho.vn “Rau hôm nay lên giá rồi đấy?”, “Quýt hôm nay giá thế nào? - Quýt nay lên hai giá nhé”, “Bốc cho chị năm thùng quýt trở ra xe”... xen lẫn những...
baophutho.vn Cuối năm 2019, thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, xã Tân Đức được sáp nhập với đơn vị hành chính liền kề, trở thành hai trong số...
baophutho.vn Sau chặng đường gần 240km từ thành phố Việt Trì, vượt qua Khau Phạ- một trong “tứ đại đỉnh đèo”, chúng tôi đến xã Ngọc Chiến, huyện Mường La,...