{title}
{publish}
{head}
Nhắc đến nghệ thuật trang trí trang phục của người Xá Phó ở Lào Cai, người ta thường nghĩ ngay đến hoa văn hạt cườm và thêu đếm sợi. Loại hình này từng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia về Tri thức dân gian vào năm 2014.
Nằm trong chuỗi hoạt động trình diễn “Kỹ năng nghề truyền thống” của các nhóm dân tộc thiểu số, buổi trình diễn và trải nghiệm nghề thêu của dân tộc Xá Phó đã diễn ra vào ngày 23/9 tại 51 Văn Miếu, Hà Nội. Sự kiện được thực hiện bởi Craft Link, với mục đích giới thiệu các nghề thủ công truyền thống của các vùng, miền từ khắp đất nước tới cộng đồng.
Một phần người Xá Phó (còn gọi là người Phù Lá) hiện đang cư trú tại thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tuy chỉ cách Sa Pa 30km về phía nam, nhưng nơi đây lại là vùng đất thấp, hẻo lánh, quanh năm khô cằn vì thiếu nước, khiến đời sống kinh tế của người dân gặp không ít khó khăn.Thế nhưng, bằng đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Xá Phó đã dụng công dệt nên những bộ trang phục tinh tế, cầu kỳ, chứa đựng bản sắc riêng, góp phần làm giàu đời sống tinh thần của người dân vùng bản.
Họa tiết hạt cườm nổi bật trên trang phục của người Xá Phó.
“Điểm đặc biệt trong trang phục của người Xá Phó là sử dụng các hạt cườm tự nhiên để trang trí thành các chi tiết đặc sắc và lạ mắt. Đây là hạt của một loài cây thân cỏ, mọc dại trên rừng. Trong khi các dân tộc khác thường tập trung trang trí ở phần cổ áo, thắt lưng hoặc chân váy, thì phụ nữ Xá Phó gần như thêu kín toàn bộ trang phục”, chị Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link cho biết.
Trang phục nữ giới truyền thống của người Xá Phó gồm hai phần chính là áo và chân váy. Cổ áo thường khoét hình vuông, thân áo chia làm hai mảng. Mảng trên từ cổ đến ngang ngực được đính hạt cườm. Các hạt cườm trắng có dáng thuôn dài, nổi bật trên nền vải sẫm màu, hợp thành hoa văn đối xứng chạy dài xuống thân áo. Mảng dưới chủ yếu được thêu những chi tiết có hình cánh bướm, hình mái che và dích dắc.
Một số sản phẩm thủ công sử dụng nét thêu đếm sợi và họa tiết hạt cườm.
Phần chân váy cũng được trang trí tương tự như trên áo, kết hợp cùng tạo hình cây thông, ngọn núi, ngôi sao với gam màu vàng, xanh và đỏ. Những hoa văn này gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân tộc Xá Phó. Chiếc thắt lưng bằng vải trắng được thêu viền cả hai mép dùng để cuốn quanh cạp váy, tạo nên điểm nhấn cho bộ trang phục.
Cả áo và váy đều được làm bằng vải bông, ghép ngang từng khúc. Mỗi khúc là một kiểu họa tiết với cách pha màu khác nhau, được thiết kế tỉ mỉ, giàu tính thẩm mỹ. Nhờ đó, trang phục của người Xá Phó không chỉ có độ bền cao, mà còn mang nhiều giá trị về nghệ thuật trang trí, bố cục và tạo hình.
Ngọc Khánh (Báo Nhân Dân)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na đã có từ lâu, được lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại cho đến ngày nay.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang nguy cơ mai một.
Ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân), người ta gọi ông Lê Văn Cứu là “nhà văn hóa”, bởi những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thổ tại địa phương.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở...
baophutho.vn Đối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí mà còn là thanh âm quan trọng, linh thiêng trong phong tục, tập quán sinh hoạt văn...
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn...
Tả Phìn (thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ – nơi đây hội tụ đủ 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều năm qua, đây...
baophutho.vn Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp trở lại bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn để chứng kiến cuộc sống của bà con dân tộc...
baophutho.vn Phú Thọ - mảnh đất Trung du, cội nguồn dân tộc là một trong năm địa phương của cả nước tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cư trú. Đây là dân...
baophutho.vn Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt. Trong đó, Mo Mường là...