{title}
{publish}
{head}
Đối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí mà còn là thanh âm quan trọng, linh thiêng trong phong tục, tập quán sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Tiếng cồng chiêng mang hồn thiêng của rừng núi, kết nối con người với thế giới, quá khứ với hiện tại, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Mai một qua thời gian, cuối năm 2020, khu Chiềng Nội, xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn di sản văn hóa Mường với mong muốn khôi phục, gìn giữ tiếng cồng chiêng mãi trường tồn, ngân vang trong cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Yến - Chủ nhiệm CLB hướng dẫn các thành viên tập luyện làn điệu cồng chiêng mới.
Chiềng Nội có 171 hộ dân, trong đó tỉ lệ đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn 70%. Là người tiên phong, có đóng góp lớn trong việc lưu giữ và bảo tồn cồng chiêng của người Mường ở địa phương, bà Nguyễn Thị Kim Yến - Bí thư Chi bộ, Chủ nhiệm CLB Bảo tồn di sản văn hoá Mường khu Chiềng Nội luôn trăn trở trước thực tế nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình đang dần mai một. Nếu không có sự trao truyền nghiêm túc giữa các thế hệ, trong thời điểm văn hóa đang có sự giao thoa mạnh mẽ như hiện nay thì nguy cơ những thế hệ sau của người Mường sẽ không biết tới văn hoá cồng chiêng truyền thống của cha ông.
Xuất phát từ tình yêu với văn hóa dân tộc đặc biệt là với tiếng cồng chiêng, không muốn bản sắc dân tộc mình dần bị phai nhạt, những năm qua, bà Yến vẫn cất công truyền dạy cồng chiêng cho nhiều người. Để gìn giữ, lan tỏa được tiếng cồng chiêng, điều kiện cần thiết phải có đội cồng chiêng.
Với cương vị là Bí thư Chi bộ, bà đã đề xuất ý tưởng thành lập CLB và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo đảng viên. Tháng 11/2020, CLB Bảo tồn di sản văn hóa Mường với 35 thành viên được thành lập và đi vào hoạt động. Những buổi tập luyện, sinh hoạt văn hóa của CLB được diễn ra thường xuyên, khơi dậy, lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc nói chung và tình yêu với tiếng cồng chiêng trong cộng đồng. Sau hơn ba năm hoạt động, đến nay, CLB đã phát triển lên gần 50 thành viên.
Ông Nguyễn Văn Vinh- thành viên CLB Bảo tồn di sản văn hóa Mường ở khu Chiềng Nội chia sẻ: “Thế hệ của chúng tôi ngày trước cũng được cha ông nhắc nhở phải gìn giữ nét đẹp bản sắc truyền thống dân tộc mình. Nhưng cuộc sống mưu sinh cứ cuốn đi, khiến cho việc bảo tồn văn hoá Mường bị sao nhãng. Tham gia CLB, tôi thêm hiểu và yêu quý văn hóa cồng chiêng của người Mường. Nhớ lại những ngày đầu cầm chiêng không đúng quy cách, tiếng gõ thì đứt nhịp, không thành điệu, nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của bà Yến mà tôi và các thành viên trong CLB ai cũng biểu diễn thành thạo vài điệu cồng chiêng”.
Các thành viên CLB tích cực luyện tập nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
Ngoài giờ sinh hoạt của CLB, bà Yến còn chủ động tìm hiểu về những điệu múa cồng chiêng qua mạng Internet rồi tự tập tại nhà sau đó truyền dạy cho các thành viên. Với bà công việc này không đơn giản chỉ là trách nhiệm của người chủ nhiệm CLB, Bí thư chi bộ mà còn là trách nhiệm, niềm vinh dự của một người con dân tộc Mường.
Bà Nguyễn Thị Kim Yến tâm sự: “Để dìu dắt CLB phát huy vai trò trong gìn giữ, bảo tồn tiếng cồng chiêng thì trước hết mình phải tâm huyết. Tôi không chỉ truyền dạy cho thành viên CLB mà bất kỳ ai có nhu cầu theo học, từ học sinh đến các cụ cao niên, tôi cũng luôn sẵn sàng chỉ dẫn”. Cứ thế, âm vang tiếng cồng chiêng trong các lớp dạy của bà đã và đang vang xa đến khắp bản Mường ở trong và ngoài xã, thúc giục đồng bào Mường giữ gìn truyền thống cha ông, giữ lấy báu vật của người Mường.
Mùa Xuân về trên khu Chiềng Nội với những thanh âm rộn rã của tiếng cồng chiêng. Đó là những thanh âm của bình yên, của ấm no sum vầy. Những thanh âm khi trầm bổng, sâu lắng, khi hào hùng, quyến rũ, khi mặn mà, đằm thắm đã làm nên những giá trị văn hoá độc đáo. Để rồi, khi nghe những âm thanh đó mỗi người con của khu Chiềng Nội lại luôn tự hào về giá trị văn hóa của đồng bào mình, mỗi thành viên CLB Bảo tồn di sản văn hóa Mường ở Chiềng Nội lại thêm quyết tâm góp sức xây dựng đời sống ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sơn Lâm
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn...
Tả Phìn (thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ – nơi đây hội tụ đủ 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều năm qua, đây...
baophutho.vn Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp trở lại bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn để chứng kiến cuộc sống của bà con dân tộc...
baophutho.vn Phú Thọ - mảnh đất Trung du, cội nguồn dân tộc là một trong năm địa phương của cả nước tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cư trú. Đây là dân...
baophutho.vn Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt. Trong đó, Mo Mường là...
baophutho.vn Hát ví đu hay còn gọi là hò đu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian đã có tự lâu đời trong văn hóa của đồng bào người Mường huyện...
baophutho.vn Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hòa cùng đất trời vào Xuân, đồng bào công giáo trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã trang hoàng nhà cửa, treo cờ...
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Những ngày...
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian,...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ có đa dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 17% dân số toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh có 58 xã thuộc khu vực I, II,...