{title}
{publish}
{head}
Nghề dệt thủ công truyền thống của người Ba Na đã có từ lâu, được lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại cho đến ngày nay.
Phụ nữ dân tộc Ba Na bên khung dệt thổ cẩm truyền thống.
Theo Nghệ nhân Ưu tú Y Triêng (làng Cheo Leo, thị trấn Đắk Rve, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum), lịch sử ra đời của nghề dệt thủ công truyền thống không còn ai biết có từ bao giờ và ai là người đầu tiên biết dệt, chỉ biết rằng đã có từ thời ông bà tổ tiên, được truyền lại từ đời này sang đời khác và duy trì cho đến ngày nay.
Công việc dệt vải do người phụ nữ đảm nhiệm, thường dệt trong những tháng nông nhàn, khi việc nương rẫy đã xong hoặc tận dụng thời gian về đêm. Quy trình dệt vải của người Ba Na bao gồm từ công đoạn trồng bông, khai thác bông, sơ chế bông thành sợi chỉ, nhuộm sợi chỉ và dệt thành vải thổ cẩm.
Vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 dương lịch, khi cơn mưa đầu mùa bắt đầu thấm đất, người Ba Na bắt đầu trồng hạt bông trên đất rẫy cũ (thường là rẫy vụ thứ hai) thì cây bông mới sinh trưởng và phát triển tốt, bông mới nở đều và không bị sâu bệnh. Đến khoảng tháng 1, tháng 2 dương lịch của năm kế tiếp, bắt đầu thu hoạch bông.
Để bảo đảm chất lượng, bông thường thu hoạch khi thời tiết nắng ráo, quả bông đã đạt độ chín, bông nở ra làm lộ thiên phần bông trắng. Quả bông được thu hoạch thành nhiều đợt, sau khi thu hoạch, quả bông được phơi khô sao cho bông nở đều, sau đó loại bỏ vỏ và các tạp chất dính trên bông.
Các dụng cụ liên quan việc dệt vải thường do người đàn ông chế tác để cho người vợ dệt vải, nếu người nào không làm được dụng cụ, hoặc dụng cụ không đủ thì họ sẽ đi mượn của hàng xóm.
Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình dệt vải thổ cẩm rất thô sơ, giản đơn; nguyên vật liệu chủ yếu là tre, nứa, lồ ô, gỗ, lông nhím, sáp ong...
Đặc biệt, các bộ phận trong bộ khung dệt đều tách rời, mỗi bộ phận có một chức năng riêng biệt gồm: cán bông, bật bông, xa kéo sợi, dàn sợi, cuộn sợi, giăng sợi, bộ khung cửi, thanh đạp chân, lông nhím và sáp ong.
Để chuẩn bị cho việc dệt vải, bông sau khi thu hoạch, phơi khô, loại bỏ hết tạp chất, tiếp tục lấy kén bông để tách bông ra khỏi hạt.
Sau khi tách bông khỏi hạt, bông tiếp tục được phơi khô để giữ được mầu trắng vốn có. Tiếp đến, bông được làm cho tơi xốp, mịn màng hơn, thuận lợi khi xe thành sợi và cuộn vào thoi sợi.
Sợi sau khi xe, được cuộn tròn lại như quả bóng để thuận tiện trong quá trình nhuộm mầu cho sợi. Trước khi đưa vào khung dệt để dệt vải thổ cẩm, người Ba Na giăng sợi trên khung giăng sợi theo số lượng chỉ nhất định, tương đương với khổ vải.
Sau khi giăng sợi xong, đưa thảm sợi vào khung dệt để dệt vải thổ cẩm.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ sợi, người phụ nữ bắt đầu giăng sợi lên dụng cụ giăng sợi, đây là công việc tương đối đơn giản nhưng mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự cần cù và sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ. Với người Ba Na, kỹ thuật dệt vải mang đặc điểm thủ công rõ rệt, mà họ thường gọi chung cho cả đan lẫn dệt là tanh.
Việc học cách dệt của người phụ nữ cũng trải qua các công đoạn từ dễ đến khó. Khi mới bắt đầu học dệt, người học sẽ dệt một khổ vải trơn, sau khi thành thạo, họ bắt đầu học dệt những đường hoa văn cơ bản trên khổ vải, sau khi thành thạo các bước nêu trên, người học sẽ bắt tay vào học dệt những hoa văn phức tạp và cách sáng tạo hoa văn theo ý muốn của mình.
Sản phẩm của nghề dệt thủ công truyền thống dùng làm trang phục mặc hằng ngày, trong các ngày hội; dùng làm tấm đắp trong những mùa giá rét; là tấm địu ru ngủ con thơ trên lưng người mẹ; dùng làm của hồi môn khi thiếu nữ Ba Na đi lấy chồng và hiện nay, còn sử dụng làm khăn trải bàn, túi sách, ví đựng, trang trí trên giày dép... theo nhu cầu của khách hàng.
Dệt vải thủ công truyền thống có vị trí rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của người Ba Na. Đây được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh, sự khéo léo, cần mẫn của người phụ nữ, là tiêu chí khẳng định vẻ đẹp của nữ giới theo quan niệm của người Ba Na.
Chính vì vậy, dệt vải thổ cẩm truyền thống được người Ba Na lưu truyền qua các thế hệ cho đến ngày nay và nữ giới từ 9-16 tuổi đã có thể thành thạo trong việc dệt vải thổ cẩm truyền thống, để khi lấy chồng đã có đủ của hồi môn cho nhà chồng và bảo đảm nhu cầu mặc cho gia đình tương lai.
Vừa qua, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ba Na đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực lớn để đồng bào Ba Na nỗ lực hơn trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát triển nghề dệt, nâng tầm giá trị văn hóa của dân tộc.
Theo Phương Thảo/nhandan.vn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang nguy cơ mai một.
Ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân), người ta gọi ông Lê Văn Cứu là “nhà văn hóa”, bởi những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Thổ tại địa phương.
Lễ hội Lùng Tùng còn được gọi là Lễ hội xuống đồng, đây là hoạt động tín ngưỡng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới của người Thái ở...
baophutho.vn Đối với người Mường, cồng chiêng không đơn thuần là nhạc khí mà còn là thanh âm quan trọng, linh thiêng trong phong tục, tập quán sinh hoạt văn...
Quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, ngoài thực hiện hiệu quả chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk còn có những quyết sách đặc thù và căn...
Tả Phìn (thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ – nơi đây hội tụ đủ 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều năm qua, đây...
baophutho.vn Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp trở lại bản Mông Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn để chứng kiến cuộc sống của bà con dân tộc...
baophutho.vn Phú Thọ - mảnh đất Trung du, cội nguồn dân tộc là một trong năm địa phương của cả nước tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cư trú. Đây là dân...
baophutho.vn Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt. Trong đó, Mo Mường là...
baophutho.vn Hát ví đu hay còn gọi là hò đu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian đã có tự lâu đời trong văn hóa của đồng bào người Mường huyện...