
{title}
{publish}
{head}
Từ một “điểm đến” vô danh, dịch vụ nghèo nàn, sau 50 năm ngày giải phóng Hội An (Quảng Nam) đã trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước và nổi tiếng thế giới. Đạt được thành tựu này có sự đóng góp của nhiều thế hệ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong suốt chặng đường dài.
Từ một điểm đến "vô danh" trên bản đồ du lịch, Hội An đã trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực và cả nước (du khách tham quan phố cổ tháng 12/2024).
Mở lối tiên phong
Bà Huỳnh Thị Kinh – nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch - Dịch vụ Hội An nhớ lại, tháng 4/1990 Công ty Dịch vụ ăn uống và Công ty Du lịch Hội An được hợp nhất trở thành Công ty Dịch vụ - Du lịch Hội An. Đồng thời tiếp nhận cơ sở Trường Đảng của tỉnh tại số 10 Trần Hưng Đạo biến thành khách sạn mini (nay là Khách sạn Hội An) quy mô 8 phòng, trở thành doanh nghiệp nhà nước đầu tiên làm du lịch.
Lúc bấy giờ công ty có khoảng 40 cán bộ, nhân viên làm việc, khách chủ yếu Tây “ba lô”. Theo bà Kinh, những năm 1990 cơ sở lưu trú chưa nhiều, ngoài Khách sạn Hội An thuộc nhà nước quản lý toàn thị xã ước khoảng 20 cơ sở nhưng hầu hết quy mô nhỏ gồm khách sạn mini, villa, homestay như Vĩnh Hưng, Thùy Dương, Thanh Bình...
Ông Võ Phùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, nguyên Phó Phòng VH-TT thị xã Hội An lúc bấy giờ cho biết, khoảng năm 1988 du khách đã đến Hội An nhưng không nhiều, đa phần đi lẻ, thỉnh thoảng mới có khách đoàn từ Đà Nẵng vào tham quan các hội quán, nhà cổ..., xong quay ra Đà Nẵng ở lại. Năm 1993, Hội An ban hành Nghị quyết chuyên đề về du lịch, thời điểm này Hội An cũng bắt đầu triển khai bán vé vào tham quan phố cổ nhưng không hiệu quả.
Hội An luôn mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách (ảnh chụp tháng 10/2024).
Từ năm 1995, Hội An dần nhộn nhịp khách du lịch, nhiều dịch vụ cũng bắt đầu hình thành như ăn uống, mua sắm, cooking class... đặc biệt dịch vụ may đo nhanh với những cái tên như Thu Thủy, YaLy, Á Đông Silk... xuất hiện, trở thành “đặc sản” của Hội An đến tận bây giờ.
Theo ông Trần Thái Do – chủ khách sạn Silksense Hội An, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch về việc may đồ nhanh, một số tiệm, shop vải may đo đã ra đời tại Hội An, trong đó có Á Đông Silk của ông.
“Hồi đó vợ tôi đã bán áo quần ở chợ được vài năm rồi, nhận thấy xu hướng khách đến Hội An ngày càng đông cùng nhu cầu may đo nhanh phát triển nên năm 1998 vợ chồng tôi quyết định lên phố mở tiệm may đo nhanh” – ông Do kể. Đến nay, may đo nhanh đã trở thành dịch vụ quen thuộc, mang tới nhiều hấp dẫn, thích thú cho khách khi tham quan du lịch Hội An.
Giá trị văn hóa của con người Hội An
Ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Thành ủy Hội An chia sẻ, năm 1993 lần đầu tiên Hội An có một nghị quyết về phát triển du lịch, trong đó cho phép các thành phần kinh tế làm du lịch nhưng cũng đã vấp những ý kiến trái chiều vì cho rằng chỉ nhà nước mới được làm du lịch. Thậm chí một cuộc đấu tranh tư tưởng rất dữ dội đã xảy ra là Hội An có cần thiết phát triển du lịch hay không.
“Tôi nhớ trong một kỳ họp HĐND lúc đó, liên quan đến vấn đề mở rộng xây dựng thêm phòng khách sạn Hội An đã có ý kiến không đồng tình, người ta nói bệnh viện thì thiếu giường, nhà trường thì thiếu ghế mà đi xây phòng khách sạn để làm gì” – ông Sự nhắc lại.
Năm 1994 cơ cấu kinh tế Hội An vẫn theo thứ tự ngư, nông, công, tiểu thủ công nghiệp và du lịch, trong đó ngư nghiệp thủy sản được xác định đứng đầu. Năm 1995 sau hội nghị về bảo tồn phố cổ Hội An, ý niệm phát triển du lịch mới được nhắc đến nhiều hơn xuất phát từ thông điệp của cố KTS. Kazid (Ba Lan) khi đưa ra nhận định người Hội An sẽ làm ra tiền và giàu từ những ngôi nhà cổ.
Năm 1997, sau tái lập tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch Quảng Nam chính thức ra đời đánh dấu cột mốc về một ngành kinh tế mới của tỉnh và Hội An. Điều này cũng thể hiện rõ trong chiến lược, quy hoạch toàn diện kinh tế Hội An khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, du lịch chỉ thật sự “bùng nổ” khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới (1999), lượng khách bắt đầu tăng cao đột biến, lúc này du lịch đã thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Nếu năm 1999 trên 202 nghìn lượt khách tham quan lưu trú Hội An thì đến năm 2024 con số này đã tăng lên 4,426 triệu lượt, cao gấp gần 22 lần.
Nhìn lại chặng đường phát triển du lịch Hội An sau 50 năm kể từ ngày giải phóng, ông Nguyễn Sự khẳng định, giá trị làm lên thương hiệu du lịch Hội An không chỉ là di sản và các công trình kiến trúc, nhà cổ mà chính là yếu tố con người và không gian của phố.
“Nếu khách tới Hội An chỉ để tham quan phố cổ thì họ đi một hoặc vài lần, nhưng tại sao họ vẫn đến Hội An nhiều bởi đằng sau đó chính là con người Hội An, những yếu tố tạo nên nếp hồn của phố. Người Hội An luôn tạo ra sự gần gũi nhưng chừng mực, thân thiện nhưng không vồ vập, suồng sã. Có lẽ đây cũng là đặc tính đã ngấm vào máu họ từ thời thương cảng truyền lại. Kể cả với không gian của phố, yên tĩnh nhưng không yên lặng. Người Hội An đã biết bán cái yên tĩnh đó để làm giàu” – ông Sự nhìn nhận.
TK (Theo baoquangnam.vn)
Chủ trương để người dân cùng làm du lịch, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh được sự đón nhận và hưởng ứng của người dân, góp phần cho sự sôi động và phát triển của ngành công...
Các hoạt động Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh và “Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025
Bắc Sơn từ lâu đã trở thành một địa điểm không thể bỏ lỡ của du khách trên hành trình khám phá mảnh đất xứ Lạng. Đây là địa danh lịch sử, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổi...
Nằm trên trục đường huyết mạch bắc-nam, Tam Điệp (Ninh Bình) từ lâu được xem là một vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây không chỉ là lá chắn vững chắc trong các cuộc kháng...
Đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) tiếp tục được cơ quan thông tấn quốc tế bình chọn là một trong 25 điểm đến đáng ghé thăm nhất trong năm 2025.
Phan Thiết (Bình Thuận) – viên ngọc sáng của du lịch Việt Nam – đang trên hành trình phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Đặc...
Quý I năm 2025, các chỉ tiêu của ngành du lịch đều vượt so với chỉ tiêu kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Hải Dương năm 2025 đã đề ra.
Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bản sắc văn hóa các dân tộc là những tiềm năng, lợi thế để huyện Yên Châu phát triển du lịch...
Nhắc đến Khánh Hòa, hầu hết du khách sẽ nghĩ ngay đến Nha Trang với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Nhưng ít ai biết rằng, cách thành phố biển xinh đẹp chỉ khoảng 35 km, giữa...
Ninh Thuận, vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nắng và gió”, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, những đồi cát mênh mông mà còn níu chân du khách bởi những vườn...
Đi hết con đường dốc đứng ngoằn nghèo dài 13km, từng chóp nhà dần hiện ra. Ngôi làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) nằm ẩn sâu trong những cánh rừng già, chon...
Từ khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế XVIII, tại vùng đất Tân An, tỉnh Long An ngày nay đã có người đến khẩn hoang, lập làng. Dựa vào địa thế thuận lợi của