{title}
{publish}
{head}
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Nghệ An; thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và bàn thảo nhiều nội dung quan trọng khác.
Sáng nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng. Các nội dung này được Truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Theo chương trình, buổi sáng Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Cuối phiên làm việc hôm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Qua hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã cho thấy tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) theo nguyên tắc đóng - hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật BHXH năm 2014 cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập như: diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp so với tiềm năng; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn chưa cao, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH còn xảy ra ở nhiều địa phương, doanh nghiệp; chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người dân tham gia; một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn hiện nay; tỷ lệ người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng chỉ chiếm khoảng 35% tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu; đặc biệt là tỷ lệ người hưởng chế độ BHXH một lần tăng nhanh trong các năm gần đây...
Chính vì thế, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là một trong những dự án Luật nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước. Trước đó, dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua là: Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.
Trên cơ sở các chính sách trên, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn: (1) Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; (2) Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; (3) Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; (4) Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; (5) Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu; (6) Sửa đổi quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần; (7) Bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội nhằm xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội; (8) Sửa đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; (9) Sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW; (10) Sửa đổi, bổ sung về đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; (11) Về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
(Nguồn Vietnam+)
Ngày 21/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.
baophutho.vn Không chỉ làm tốt chức năng quyết định và giám sát, HĐND tỉnh còn có nhiều đổi mới trong hoạt động TXCT và tiếp công dân. Nhờ đó, cử tri thêm...
baophutho.vn Chiều 25/6, tại Tổ 19, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Nam Định và Bình Dương thảo luận tại Tổ nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ...
baophutho.vn Ngày 25/6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực TP Việt Trì gồm các đồng chí: Nguyễn Mạnh Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Việt Trì; Nguyễn...
Hôm nay, 25/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP, dự án Luật Công chứng (sửa đổi); bàn thảo về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
baophutho.vn Ngày 24/6, HĐND huyện Thanh Ba khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Tám để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -...
baophutho.vn Ngày 24/6, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp báo thông báo nội dung, chương trình và định hướng công tác tuyên truyền trước, trong và sau Kỳ...
baophutho.vn Ngày 24/6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Hạ Hòa gồm các đồng chí: Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy,...
Biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 là 2 nội dung quan trọng của...
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24-29/6/2024) của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua một số Luật, Nghị quyết quan trọng .
Trong ngày hôm nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)...
baophutho.vn Ngày 20/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ và Nam Định, Bình Dương thảo luận tại tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số...