{title}
{publish}
{head}
Ẩm thực Huế có đến 1.700 món ăn trong tổng số 3.000 món ăn Việt Nam được ghi trong Hội điển của nhà Nguyễn với nhiều hình thức đa dạng từ cung đình đến dân gian và nằm trong mối gắn kết với không gian Cố đô. Hiện thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Thành phố Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Ngày 10/7/2024, UBND thành phố Huế ban hành Kế hoạch về việc xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Địa phương quyết định chọn Ẩm thực để xây dựng hồ sơ tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực của thành phố Huế. Sự đa dạng của nguồn nguyên vật liệu, từ dân dã cho tới sơn hào hải vị với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, đầu bếp, người làm ẩm thực từ bình dân cho tới thượng lưu, quý tộc... ngày càng khẳng định thương hiệu ẩm thực Huế. Hiện, Huế đang gấp rút xây dựng hồ sơ gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Ẩm thực dân gian
Ông Hoàng Trọng Nghĩa, ở tỉnh Bắc Giang đi du lịch tại thành phố Huế ấn tượng với các món ăn ở Huế: “Cảm thấy rất là ấn tượng với ẩm thực truyền thống Huế, đặc biệt là rất ấn tượng với các món ăn, ẩm thực rất đa dạng và trông rất bắt mắt. Hôm nay, tôi đã có cơ hội đến với Huế. Thật sự rất là ấn tượng”.
Ẩm thực Huế có đến 1.700 món ăn trong tổng số 3.000 món ăn Việt Nam được ghi trong Hội điển của nhà Nguyễn với 3 dòng ẩm thực chủ đạo là dân gian, cung đình và ẩm thực chay. Ngày nay, Huế vẫn bảo tồn, lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Các món ăn được chế biến hấp dẫn, khéo léo, coi trọng phần chất hơn lượng, nghệ thuật bày biện đẹp mắt và nghệ thuật thưởng thức tinh tế. Ẩm thực dân gian Huế đa dạng, chi phối mạnh đến tính chất đặc thù của ẩm thực miền Trung và tạo được ảnh hưởng rộng trong cả nước. Ẩm thực cung đình Huế được ghi chép cụ thể trong các tư liệu thư tịch, có tính biên niên sử, có đủ chi tiết về thiết chế ẩm thực, về thực đơn hàng trăm món ăn sang trọng, về thể thức, nghi lễ ăn uống trong cung đình, là một kho tư liệu quý, phản ánh thành tựu của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Ẩm thực Huế hấp dẫn du khách
Bà Phan Tôn Tịnh Hải, nghệ nhân ẩm thực Việt Nam cho biết: “Rất là khao khát lan tỏa ẩm thực Huế, giá trị ẩm thực truyền thống Huế đến với trong nước và thế giới qua rất nhiều góc độ. Làm sao mà giá trị ẩm thực truyền thống văn hóa Huế đến với mọi người trong nước và thế giới về nguyên liệu, về giá trị dinh dưỡng, về giá trị mĩ thuật và cũng như về giá trị truyền thống nơi món ăn truyền thống Huế”.
Hiện thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực. Huế sở hữu một di sản đồ sộ về văn hóa ẩm thực, không chỉ mang đậm nét truyền thống mà còn rất giàu tính sáng tạo. Đây là một nền tảng hoàn toàn phù hợp để Huế trở thành thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Các món ăn ở Huế đa dạng và phong phú
Thành phố Huế chọn ẩm thực để tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO
Những món ăn quen thuộc của người Huế
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: những năm qua, tỉnh luôn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” với nhiều hoạt động quảng bá du lịch, văn hóa ẩm thực đặc sắc, thu hút sự quan tâm, trải nghiệm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao đời sống thu nhập của người dân: “Việc thành phố Huế tham gia thành phố mạng lưới sáng tạo của UNESCO, chúng tôi cũng giao trách nhiệm cho UBND thành phố Huế, Sở Văn hoá Thể thao, Sở Du lịch xây dựng đề án này, để bảo vệ với UNESCO vào khoảng cuối năm 2025. Ngoài các danh hiệu thành phố văn hóa Asean, thành phố du lịch xanh, Huế sẽ có một thương hiệu trong thành phố sáng tạo UNESCO”.
Theo VOV.vn
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Du khách di chuyển từ Phan Thiết - Đà Lạt và ngược lại trên quốc lộ 28B, không khỏi ngỡ ngàng giữa đại ngàn mênh mông có 1 hồ tích đầy nước, đó chính là hồ Sông Lũy vừa được...
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tánh Linh đã có...
Với vị trí địa lý thuận lợi, cách TP.HCM chỉ khoảng 1 giờ di chuyển, tỉnh Long An đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm kiếm một không gian yên bình, rời xa sự...
Bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển ngành Du lịch với quan điểm “Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa” đang là hướng đi...
Xã Bình Châu (Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là địa phương ven biển được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm đến mê hoặc lòng người. Trong đó, thắng cảnh Hòn Nhàn, Ba Làng An, bãi...
Những năm gần đây, Ninh Bình liên tục được xếp thứ hạng cao trong danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín.
Vườn quốc gia Cúc Phương (Việt Nam) một lần nữa khẳng định vị thế số một châu Á khi được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) trao tặng danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu...
Mới đây, chuyên trang du lịch Escape của Australia đã đăng bài viết giới thiệu những điểm đến lý tưởng nhất thế giới trong tháng 9, bao gồm đô thị cổ Hội An của Việt Nam.
Tỉnh Cao Bằng không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chiều sâu lịch sử - văn hóa, hệ thống di tích độc đáo mà còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực mời gọi du khách...
Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang được công nhận như một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Việt Nam.