
{title}
{publish}
{head}
Cố GS Nguyễn Lân và vợ - bà Nguyễn Thị Tề.
PTĐT- Hiếm gia đình nào có đến 8 người con là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ như gia đình cố giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai và 1 gái - của cố giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.
Công cha
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường tâm sự: “Ba tôi đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và ông rất tự hào về điều đó”. Niềm tự hào ấy đã được người thầy lớn truyền lại cho các con từ những ngày ông đạp xe rong ruổi khắp các tỉnh trên Việt Bắc chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung - tiểu học. Giáo sư - Tiến sĩ - NGND Nguyễn Lân Dũng nhớ lại: “Hồi đó, ba tôi làm Giám đốc giáo dục Liên khu X (gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên - nay là Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang), sau đó là Liên khu Việt Bắc. Lương hàng tháng của cụ chỉ vài chục cân gạo, quá nửa số đó phải để lại nhà cho vợ nuôi đàn con, phần còn lại mang đi công tác”. Vất vả vượt qua muôn vàn khó khăn trong khói lửa chiến tranh, ông Nguyễn Lân không chỉ dốc hết tâm lực xây dựng ngành giáo dục nước nhà mà còn để lại cho đời sau nhiều giáo trình, bộ từ điển quý như Ngữ pháp Việt Nam, từ điển Muốn đúng chính tả...
Nghị lực và lửa yêu nghề của GS Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. “Trong thời kỳ khó khăn, mỗi tối, anh em chúng tôi phải ngồi học với cây đèn dầu tự tạo bằng hộp kem đánh răng GIBB đã dùng hết. Gian khổ lắm nhưng ai nấy đều tự giác, hăng hái học tập” - GS Nguyễn Lân Dũng nhớ lại.
Có người bảo các con, cháu cụ Nguyễn Lân thông minh, thành đạt là nhờ di truyền nhưng GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng có được điều đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng của các thành viên trong gia đình. Ông tâm sự: “Tôi vẫn nhớ như in lời ba tôi dạy, rằng mình là gia đình cán bộ, không có tiền nên các con cố mà học. Ba mẹ chỉ cho các con tri thức, các con cố học mà thành tài”.
Ơn mẹ
Ít người biết GS Nguyễn Lân (sinh ra ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vốn là một cậu bé nhà nghèo, được người anh họ nuôi ăn học, song lại có một người vợ hiền, đẹp, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp. Nét duyên dáng, kiêu sa của bà Nguyễn Thị Tề đã khiến cho thầy giáo trẻ “liều mình” đến tận nhà đại điền chủ xin cưới con gái của ông. Và rồi tư chất thông minh, tử tế của Nguyễn Lân đã chinh phục được đại điền chủ giàu nhất, nhì Hà Nội.
PGS Nguyễn Lân Cường kể lại: “Tôi rất phục mợ (mẹ) tôi. Lấy ba tôi vất vả nhưng một người lá ngọc cành vàng như mợ tôi lại chẳng bao giờ than thở một câu. Hồi hai người mới lấy nhau, mợ tôi chả biết nấu nướng, mọi thứ ba tôi đều phải dạy. Thế nhưng khi ba tôi đi vào Liên khu X, mọi khó khăn, vất vả mợ tôi đều làm lấy, một tay nuôi dạy đàn con thơ. Hồi kháng chiến, trên đầu là máy bay, dưới là cảnh chạy tản cư, mợ tôi một tay dắt tôi, tay kia dắt em Hùng, còn chị Chỉnh thì gánh em Tráng, cứ thế mà chạy...”.
Để có tiền nuôi đàn con ăn học, bà Tề đã phải đi mua quần áo cũ của người tản cư mang lên miền ngược bán. Ngày hòa bình lập lại, bà làm đại lý bán đường cho mậu dịch để kiếm từng đồng. “Nhà tôi nghèo, chật, sống ở tập thể chỉ có mười mấy mét vuông thôi nhưng lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm. Ba mợ tôi thực sự là một tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, luôn khoan dung đối với những người xung quanh” - PGS Nguyễn Lân Cường kể. Với con cái, giáo sư Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề là những nhà tâm lý tuyệt vời. Hiếm khi ông bà nặng lời với các con, chỉ một lần ông đánh con là khi người con cả Nguyễn Lân Tuất nghịch ngợm cắt cụt tóc của chị giúp việc. Sau này, khi các con đã có gia đình riêng, ông khuyên giải “không nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải khuyên giải cho chúng thấy được điều hay lẽ phải”.
Bảy con trai của cố GS Nguyễn Lân (từ trái qua): Nguyễn Lân Tuất (đã mất), Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Lân Trung
Ảnh: CƯỜNG NGUYỄN
Rạng danh
Nhờ đức độ của ông Nguyễn Lân - bà Nguyễn Thị Tề mà đại gia đình lớn của ông bà, với gần 60 người luôn giữ được nền nếp gia phong, trên kính dưới nhường, anh em yêu quý nhau. Không chỉ 8 người con ruột mới là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ mà nhiều con rể, con dâu cũng là những trí thức có uy tín. Vợ của GS - TS - Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất là PGS - nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Svetlana Kurbetova; chồng của TS Nguyễn Tề Chỉnh (đã mất vào năm 1992 vì tai nạn giao thông) là GS Bùi Thế Kỳ, sinh thời là chuyên gia đầu ngành về tim mạch ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Vợ của GS - TS Nguyễn Lân Dũng là đại tá – PGS - TS - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (bà Hiếu là con của cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến năm 1975). Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là giáo viên, bác sĩ...
Truyền thống hiếu học của gia đình còn lan tỏa sang thế hệ thứ ba. Đại tá Bùi Ngọc Quang, người con cả của TS Nguyễn Tề Chỉnh, hiện là Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin - Bộ Quốc phòng; Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, con trai của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nay là chuyên gia tim mạch có tên tuổi, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Em gái Tiến sĩ Hiếu, chị Nguyễn Kim Nữ Thảo, hiện đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ. Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (con trai của GS - TS Nguyễn Lân Hùng) là một nhà điểu học có triển vọng, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra, còn có tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lưu Ly (con gái của PGS – TS Nguyễn Lân Trung), tiến sĩ Bùi Ngọc Minh (con trai của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh)...
Lan Anh
Tháng 11/2022, TS Phan Thị Tình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư. Chị là ...
PGS.TS Lê Hiếu Học - Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội, tư vấn về việc chọn nghề.
“Thư sơn hữu lộ cần vi kính - Học hải vô nhai khổ tác chu”, tạm dịch là “núi sách có con đường nhỏ đi lên bằng sự chuyên cần- biển học vô bờ lấy sự khổ luyện ...
Sộp thành nhà giáo là cuốn tự truyện của Giáo sư, TSKH Trần Văn Nhung - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục đích của cuốn sách là truyền cảm hứng cho ...
Theo gia phả và các nguồn thư tịch cổ, Nguyễn Đức Chính sinh vào ngày mùng 1 tháng Tám năm Mậu Tý niên hiệu Quang Hưng thứ 11 đời vua Lê Thế Tông (1588) trong ...
Buổi ra mắt tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Anh hùng còn chi” với sự tham gia của họa sĩ Lê Thiết Cương - người bạn thân thiết của cố nhà văn Nguyễn ...
Ngày 15/8, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về “Vai trò ...
Xây dựng gia đình, phát triển văn hóa trong từng gia đình, dòng họ và xây dựng xã hội học tập có vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển, sự thịnh vượng của ...
baophutho.vn Ngày 6/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại khu vực đồi Phú Bùng, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng,Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân...
baophutho.vn Sáng 6/4 (tức ngày 9/3 năm Ất Tỵ 2025), tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế mạc...
Trong thời kỳ hội nhập, bên cạnh những sáng tạo âm nhạc nghiêm túc, đầy tâm huyết thì không ít những sáng tác bừa bãi với xu hướng lai căng, tây hoá.
Sáng 21/11, tại Thủ đô Hà Nội, dưới sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
PTĐT-Được thành lập ngày 30/3/2011 theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Hội DSVH (DSVH) tỉnh có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết và đẩy mạnh mối quan hệ...
Trong giới nghiên cứu sử học Trung Quốc, có hai bộ sử được tề danh gọi chung là “sử học song bích”. Một, là pho “Sử ký” bất hủ của Tư Mã Thiên.
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam từ rất sớm. Trong suốt quá trình du nhập, giao thoa, và phát triển, Phật giáo tùy thuận và thích nghi với văn hóa...
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” đã khai mạc ngày 18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.