{title}
{publish}
{head}
Với vị trí chiến lược quan trọng cùng mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng, Hòa Bình đang là một trong những vùng đất đáng đến trên hành trình khám phá du lịch miền Tây Bắc. Trong tỉnh có nhiều điểm đến giàu sức hút, như: Suối khoáng Kim Bôi (Kim Bôi); Quần thể hang động núi Đầu Rồng (Cao Phong); thung lũng Mai Châu (Mai Châu); Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (TP Hòa Bình)...
Quần thể hang động núi Đầu Rồng và hoạt động lễ hội đền Bồng Lai (Cao Phong) mang đến những trải nghiệm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn.
Đặc biệt, Hòa Bình có văn hóa các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông đa sắc. Tiêu biểu hơn cả là nền Văn hóa Hòa Bình, các bộ di sản Mo Mường, Sử thi Đẻ đất - đẻ nước nổi tiếng cùng ẩm thực độc đáo, sản vật địa phương phong phú, như: cơm lam, lợn dân tộc, cá sông Đà, rượu cần, mía tím, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc... Con người Hòa Bình giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, đôn hậu, mến khách. Đây cũng chính là những tiềm năng, nguồn lực quan trọng để phát triển các loại hình, mô hình du lịch, nhất là du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa lịch sử - sinh thái.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Serena Resort (Kim Bôi) khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước khoáng nóng quý giá.Ảnh: P.V
Hiện nay, trên địa bàn xây dựng, phát triển các mô hình du lịch tiềm năng: Homestay; du lịch văn hóa tâm linh; sản xuất nông nghiệp tuần hoàn gắn với du lịch trải nghiệm; dịch vụ du lịch giáo dục - trải nghiệm; thương mại điện tử trong dịch vụ du lịch. Trong đó, mô hình du lịch homestay có sức hút mạnh mẽ với khách du lịch trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy loại hình này đem lại hiệu quả khá tốt nếu khai thác và vận hành theo hướng tổ chức đầu tư liên kết giữa các hộ dân và các công ty kinh doanh du lịch. Đối với du lịch văn hóa tâm linh đang được tỉnh khai thác tương đối hiệu quả. Trong tỉnh có hàng chục điểm đến thu hút khách thập phương như: chùa Tiên (Lạc Thủy), quần thể hang động núi Đầu Rồng, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong), đền Chúa Thác Bờ, động Thác Bờ (Khu du lịch hồ Hòa Bình); chùa Phật Quang (TP Hòa Bình)...
Cá ốch đồ măng chua - ẩm thực mang đặc trưng văn hóa xứ Mường Hòa Bình được du khách yêu thích khi tham quan, trải nghiệm các điểm đến trên Khu du lịch hồ Hòa Bình.
Bên cạnh những mô hình du lịch kể trên, Hòa Bình còn nhiều tiềm năng để xây dựng những mô hình độc đáo như: du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm... Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, nguồn vốn và môi trường kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp quyết định mô hình kinh doanh, dịch vụ du lịch phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng mô hình kinh doanh du lịch có nhiều thuận lợi với thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chính sách hỗ trợ của Nhà nước được đẩy mạnh; nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước và những mô hình du lịch thành công. Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát triển các mô hình du lịch phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng còn hạn chế; kỹ năng kinh doanh, vận hành mô hình mới và nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; hệ sinh thái không thực sự đồng đều; còn thiếu các mô hình du lịch trụ cột, dẫn dắt phát triển hệ sinh thái đồng bộ và bền vững.
Thiết nghĩ, để khắc phục khó khăn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở Hòa Bình, cần tăng cường tuyên truyền về mô hình hay, hiệu quả. Thông qua các chuyên đề, chuyên mục về du lịch để không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ cho du khách về những nét đẹp văn hóa của địa phương, mà còn cung cấp cho người dân những kiến thức cơ bản và hiểu biết nhất định về chương trình phát triển du lịch của tỉnh, các loại hình du lịch đang phát triển trên địa bàn. Thông qua báo chí để tuyên truyền những mô hình, gương điển hình tiên tiến, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu năng động, sáng tạo trong hoạt động du lịch. Các cơ quan báo chí cần xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể mang tính chiến lược, lâu dài. Tổ chức các khóa học nâng cao năng lực quản lý và vận hành các dịch vụ du lịch, Hỗ trợ các kênh tuyên truyền các điểm, tua du lịch và sản phẩm du lịch mới.
Để các tiềm năng, thế mạnh sớm thành hiện thực, Hòa Bình cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Ưu tiên đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành kinh tế; ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, ưu thế nổi trội lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái, đồng thời triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm du lịch. Xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, sản phẩm mới, độc đáo như: mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch nông nghiệp giáo dục, du lịch nghỉ dưỡng gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa, nét đẹp của thiên nhiên, con người Hòa Bình.
TK (Theo baosonla.vn)
Trong không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện...
Tây Ninh là tỉnh thứ 3/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng hoàn thiện Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh.
Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên vô giá để bảo tồn, tôn tạo, phục vụ khai thác phát triển du lịch đúng tầm vóc nhằm thu hút ngày...
Với mục tiêu làm sống lại những giá trị lịch sử, văn hóa thông qua góc nhìn trẻ trung và sáng tạo, mô hình “Đội hình tuyên truyền viên trẻ tại các khu di tích lịch sử” đang trở...
Đến trải nghiệm văn hóa dân tộc K’Ho dưới chân núi Lang Biang (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), cùng hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng, xem làm rượu cần, dệt thổ cẩm...;...
Nhắc Khánh Hòa, du khách nghĩ ngay đến biển xanh, cát trắng. Nhưng không chỉ vậy, xứ Trầm Hương còn có núi rừng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những nét văn hóa truyền...
Năm 2024, ngành Du lịch đã có “bước nhảy vọt” đáng kể với việc đón và phục vụ 1.359.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 30.500 lượt) tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023...
Huy động các nguồn lực xã hội tham gia, cùng chung sức phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này luôn được tỉnh, ngành du lịch cũng như Trung tâm Xúc tiến du lịch...
Nhà thờ Đông Lâm ở thôn Lâm Đồng, xã Văn Tố (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc và chạm khắc hoa văn cổ kính, dù đã trải qua 90 năm thăng trầm cùng thời gian.
Trên hành trình khám phá vùng đất Hà Giang tươi đẹp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, những làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ...