{title}
{publish}
{head}
“Đường tới Paris”
Sau hơn 45 cuộc họp bí mật, 202 phiên họp công khai, hơn 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, 4 năm 8 tháng 16 ngày. Cuối cùng Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết thành công vào ngày 27/01/1973, tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp. Đây chắc chắn là dấu son chói lọi trên mặt trận ngoại giao của Việt Nam, chứng minh cho tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ của một dân tộc kiên trung, một đất nước anh hùng.
Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đã buộc Thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Thắng lợi đó đã mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào thời kì phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
Ngày 7/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, dựng lên chính phủ bù nhìn “sặc mùi bơ sữa của Mỹ”. Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm công khai nhận viện trợ của Mỹ về đô la, vũ khí, dụng cụ chiến tranh và nhân viên quân sự, để cho Mỹ lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Trái với những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, chúng tiến hành đàn áp phong trào cách mạng, mở những cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch tố cộng, diệt cộng...
Trước tình hình nguy cấp đó, từ ngày 3 đến 12/3/1955, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ Bảy. Hội nghị đã nhận định: “Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng là một thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta; nó tạo cơ sở vững chắc cho nhân dân toàn quốc đấu tranh để thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Tuy nhiên đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp trực tiếp vào Đông Dương. Chúng câu kết với phái Thực dân Pháp phản Hiệp định và dựa vào bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất ở nước ta do Ngô Đình Diệm đứng đầu hòng phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của nước ta, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam cũng như Lào và Campuchia thành căn cứ chiến lược của chúng. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta lúc này là Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.”(1) . Như vậy, sau chín năm kháng chiến (1945 - 1954), miền Nam chưa một ngày hoà bình. Một lần nữa, Cách mạng miền Nam lại đứng trước những thử thách tưởng chừng khó vượt qua.
Trong bối cảnh cách mạng hai miền Nam, Bắc có những bước phát triển mới. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 12 đến 22/01/1959, để kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ chiến lược cho hai miền Nam, Bắc.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (Ảnh tư liệu).
Tại Hội nghị đã thống nhất, ở miền Bắc tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, củng cố và phát huy những thắng lợi đã giành được, xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà. Ở miền Nam tiếp tục cuộc Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến, chống lại âm mưu của Đế quốc Mỹ là đưa miền Nam vào khối xâm lược Đông Nam Á, đồng thời bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nêu cao khẩu hiệu “Giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thành trì cách mạng của cả nước”.(2)
Với chủ trương mới, tinh thần mới, cao trào “Đồng Khởi” đã nổ ra và giành thắng lợi ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Thắng lợi của “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chế độ thực dân kiểu mới của Đế quốc Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Trong bối cảnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế ở miền Bắc đang giành được những kết quả to lớn và cách mạng ở miền Nam đã tiến lên bước phát triển mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. Tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nói rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.(3) Cũng trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định: “Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là: Tăng cường đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.(4) Như vậy, hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song hai nhiệm vụ đó đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng thành công tốt đẹp, là cơ sở cho “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên”.(5)
Ảnh: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (Ảnh tư liệu).
Bước sang năm 1964 - 1965, thời điểm đánh dấu sự leo thang của quân đội Mỹ tại chiến trường miền Nam với liên tiếp các cuộc hành quân tìm diệt, tố cộng, diệt cộng nhằm đàn áp quân và dân giải phóng. Đế quốc Mỹ liên tiếp thi hành các chiêu bài đội lốt dân chủ nhằm lôi kéo một bộ phận giáo dân bỏ nhà, bỏ quê hương để vào Nam. Trên mặt trận quân sự, trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ âm mưu thực hiện “Kế hoạch hành quân 34A” nhằm do thám miền Bắc, bắt cóc công dân Bắc Việt Nam để khai thác thông tin tình báo. Cùng lúc đó Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” vu cáo tàu Việt Nam tiến công tàu khu trục Ma-đốc của Mỹ ở ngoài khơi thuộc hải phận quốc tế để lấy cớ trả đũa, ném bom bắn phá miền Bắc nước ta.
Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Chính trị đặc biệt tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội từ ngày 15-27/3/1965, để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn bấy giờ. Tại Hội nghị đã nêu rõ những khó khăn, khuyết điểm và hạn chế của đất nước, từ đó đề ra Nghị quyết về Tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Nghị quyết nêu rõ đế quốc Mỹ đã đẩy cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của chúng ở miền Nam tới mức độ cao, bao gồm một số yếu tố của “Chiến tranh cục bộ”, và chiến tranh đã vượt khỏi phạm vi miền Nam lan đến miền Bắc dưới hình thức ném bom, bắn phá bằng không quân.
Tình hình cả nước đã có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền. Trong cuộc chiến tranh cách mạng chống Mỹ xâm lược, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, ra sức chi viện cho miền Nam...
Hội nghị Chính trị đặc biệt có ý nghĩa như một Hội nghị Diên Hồng trong thời đại mới, vừa kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc mỗi khi Tổ quốc bị ngoại xâm, vừa động viên tinh thần to lớn của nhân dân, kết thành sức mạnh to lớn đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Trong những năm 1967 – 1968, có sự chuyển biến to lớn của tương quan lực lượng so sánh giữa ta và địch, Hội nghị lần thứ Mười bốn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 1/1968, nhận định: “Xu thế của tình hình trong cả nước năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước... Chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược lẫn chiến thuật và thế lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết... Đặc biệt, cuộc tổng tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh”.(6) Hội nghị vạch ra những nhiệm vụ cụ thể về công tác quân sự, chính trị, về hoạt động quốc tế, về nhiệm vụ của miền Bắc nhằm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy. Mở đầu bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của ta đã đập tan hy vọng về “...Ánh sáng cuối đường hầm trong những báo cáo lạc quan của Mỹ và chính quyền Sài Gòn”. Buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt hoàn toàn chiến tranh tại Việt Nam. Hội nghị Paris trở thành sự kiện ngoại giao chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới, với những cuộc đấu lý, đấu trí quyết liệt và gay cấn, để cuối cùng chiến thắng đã thuộc về phe chính nghĩa.
Ngô Dũng
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1955, t.16.
(2) Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa II lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, Hà Nội, 1959.
(3), (4), (5) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1960, t.21.
(6) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1968, t29.
>>> Kỳ II: Những bước ngoặt trên mặt trận quân sự
baophutho.vn Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng (19/9/1954 * 19/9/2024), ngày 19/9, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Tỉnh ủy- HĐND- UBND- Ủy ban...
baophutho.vn Xác định công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, ngày...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Philippines diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược Việt Nam-Philippines đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
Sáng 26/1, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến thăm, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Tổng cục...
baophutho.vn Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc. Xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy dưới...
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Pháp trong chính sách đối ngoại, cũng như vai trò của Pháp trong khu vực và trên trường quốc tế.
Thứ trưởng Christopher MacLennan nhận định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và điều này khiến Việt Nam trở thành điểm đến cực kỳ quan trọng đối với Canada.
baophutho.vn Ngày 22/1, Đoàn cán bộ của tỉnh Luông Nậm Thà - nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang học Tiếng Việt tại Trường Đại học Hùng Vương đến thăm...
Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn-2024 và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930-3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của...
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Romania làm tốt hơn nữa công tác người Việt ở nước ngoài với tinh thần "coi công việc của bà con như việc nhà mình, coi bà con như...
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; trong đó chủ quyền đối với Hoàng Sa được xác lập ít...