Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Một buổi chiều tháng 4, trong những ngày cả nước đang hướng về Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi tới thăm cụ Nguyễn Văn Du ở khu 12, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao để nghe cụ kể về “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm”, về tấm “chiến bào” đã sờn vai theo cụ ra trận và về chiếc áo măng-tô – quà tặng trân quý từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp... những kỷ vật ấy là tài sản vô giá của người cựu chiến binh đã sang tuổi 98.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Một buổi chiều cuối tháng 4, trong những ngày cả nước hướng về Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi tới thăm cụ Nguyễn Văn Du ở khu 12, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, nghe cụ kể về “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm”, về tấm “chiến bào” đã sờn vai theo cụ ra trận và về chiếc áo măng-tô – quà tặng trân quý từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Những kỷ vật ấy là tài sản vô giá của người cựu chiến binh đã sang tuổi 98.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Quả thực là cơ may, khi đang tìm đọc lại những bài viết về cựu chiến binh đã tham gia Chiến dịch lịch sử năm xưa trên Báo Phú Thọ, chúng tôi biết đến cụ - nguyên Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 317, Tiểu đoàn 249, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 (nay là Sư đoàn 316, Quân khu 2). Qua hỏi thăm, chúng tôi được ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Chi bộ Khu 6 dẫn đến tận nơi. Lắt léo qua mấy con ngõ ngắn, dài, cuối cùng chúng tôi cũng vào được khoảng sân rộng và căn nhà cấp 4 đơn sơ, mộc mạc.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Dẫn chúng tôi vào nhà, ông Dũng vừa pha nước, vừa thủng thẳng cười nói, hoá ra ông là con trưởng trong 5 người con trai của cụ. Trong lúc đợi cụ đi ra, ông dặn dò: “Bố tôi hễ thấy có ai hỏi thăm về Điện Biên Phủ là nói hăng say lắm. Nhiều lúc tôi phải nhắc cụ nói từ từ thôi kẻo mệt”. Quả đúng như vậy. Chỉ sau hai ba câu thăm hỏi sức khoẻ, thấy chúng tôi nhắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, cụ lại như sống lại những tháng ngày hào hùng ấy. Tuy đã gần trăm tuổi, nhưng giọng nói của người cựu chiến sĩ Điện Biên vẫn hào sảng, to, rõ ràng, say sưa đưa chúng tôi trở về những ngày tháng 5 lịch sử.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Cụ kể: “Tháng 3/1947, tôi nhập ngũ tại Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Ngày 16/6/1952, tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đầu tháng 12/1953, tôi được cấp trên bổ nhiệm giữ chức Trung đội trưởng Trung đội 1 và giao nhiệm vụ cùng đơn vị hành quân gấp từ Sơn La lên Lai Châu.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Ngừng một lúc, giọng cựu lính chiến Điện Biên trầm xuống: “Sáng 12/12, chúng tôi đã áp sát Mường Pồn, huyện Điện Biên, thì nhận được tin địch từ Lai Châu đã về tới. Bị các đơn vị của ta chặn đánh, chúng đành phải co cụm toàn bộ lại Mường Pồn để gọi máy bay yểm hộ, bắn phá dữ dội quân ta. Nhưng trong thế trận bị bao vây, chúng không còn con đường nào khác đành phải mở “đường máu” chạy về Điện Biên Phủ...

Cùng thời điểm đó, quân ta đã chốt chặn kịp thời, chiến đấu hết sức dũng cảm, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, nhưng cũng bị thương vong rất nhiều. Đại đội 317 của chúng tôi được tăng cường ở cánh phải, chớp thời cơ dũng cảm đánh thẳng vào trung tâm Mường Pồn. Lúc đó trời rét, mưa phùn, chúng tôi băng qua suối sâu, vượt lên bờ thì khẩu đại liên của địch đặt dưới gầm nhà sàn bắn chặn. Xạ thủ Trịnh Văn Định nằm xuống dùng súng trung liên diệt được khẩu đại liên của địch đang bắn ra và anh ấy trúng đạn hi sinh.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch, đơn vị Trung đoàn 174 lại hành quân gấp qua đèo Mường Ảng vào Điện Biên Phủ. “Những ngày cuối tháng 12/1953 lạnh giá, chúng tôi đã đến Mường Phăng và đi vào Tà Lèng. Ở đây, đơn vị chúng tôi triển khai chốt giữ một số điểm cao án ngữ phía đông Mường Thanh để bí mật áp sát các căn cứ của địch.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Đại đội 925, Tiểu đoàn 255 của Trung đoàn 174 đã đánh chặn địch rất dũng cảm. Đến mồng 3 tết Giáp Ngọ, một tiểu đoàn của địch bí mật đánh ra Khe Chít, có xe tăng và pháo binh yểm hộ tiến đánh Đồi Xanh. Tuy nhiên, vẫn bị các chiến sĩ của Tiểu đoàn 249 và các đơn vị bạn đánh bại 7 đợt tiến công của địch, đập tan những cố gắng cuối cùng của địch với hy vọng phá bỏ vòng vây đang ngày càng thít chặt quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân ta.

Nhờ các đơn vị bạn đánh chặn, chốt giữ Tà Lèng, Khe Chít, Đồi Xanh, Tiểu đoàn 249 chúng tôi tiếp tục đào hào, làm trận địa. Đêm 13/3, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đánh vào Him Lam và sau đó là đồi Độc Lập và Bản Kéo. Trung đoàn 174 làm nhiệm vụ đánh nghi binh, dùng sơn pháo bắn thẳng vào đồi A1 và C1, giúp các đơn vị bộ binh áp sát, tập kích địch, trong khi các đơn vị khác tranh thủ thời cơ đào hào, nhanh chóng tiếp cận, bao vây quân địch.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Vẫn chất giọng vang to, cụ Du nhớ lại: “Đêm 29/3, tôi dẫn đầu Trung đội 1, Đại đội 317 đánh chiếm Đồi Cháy, cách đồi A1 khoảng 100m, khiến địch bỏ chạy về A1. Từ cứ điểm A1, chúng dùng các loại súng cối bắn sang như mưa và gọi pháo chi viện từ Mường Thanh, Hồng Cúm câu tới. Toàn bộ trung đội chúng tôi phải ép mình dưới hào. Tôi may mắn nhặt được chiếc mũ sắt Nhật nên cũng tránh được nhiều mảnh đạn ngăm vào đầu... Trận đánh này ta giằng co quyết liệt, Trung đội tôi đã mất 1 nửa lại hi sinh thêm 3 đồng chí nữa. Cả trung đoàn đã tung hết lực lượng dự bị mà chưa chiếm được đồi A1. Tuy nhiên, ta cũng tiêu hao nhiều sinh lực địch. Bị thiệt hại nặng, địch ra sức củng cố và tăng viện.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Với phương án đào đường hầm ngầm, dùng một khối bộc phá lớn công phá để tiêu diệt địch, theo nhiệm vụ cấp trên giao, đơn vị chúng tôi giữ cửa hầm, tham gia đào và chuyển đất ra ngoài. Công việc chủ yếu làm vào ban đêm, giữ bí mật để địch không biết được ta đào, đào từ hướng nào. Nhiều đêm tôi cũng tham gia đào hầm và vận chuyển đất. Đất đồi A1 là loại đất sét màu nâu dễ đào, nên sau 15 ngày đường hầm đào được khoảng 50m và đào thêm được một ngách chữ T để chứa thuốc nổ. Cùng với đó, chúng tôi còn tham gia vận chuyển thuốc nổ vào hầm hoàn thành theo đúng kế hoạch. 12 giờ trưa ngày 1/5, chúng tôi nhận nhiệm vụ giữ cửa hầm, bảo vệ cho đơn vị Công binh 83, làm tốt nhiệm vụ gây nổ quả bộc phá 1.000kg, phá hầm ngầm của địch. Để đảm bảo chắc chắn, Chi bộ Đại đội 317 đã cử 2 đồng chí đảng viên tình nguyện cảm tử, trong trường hợp gây nổ không thành thì mỗi đồng chí ôm một khối bộc phá nặng 20kg lao vài hầm ngầm gây nổ bằng được...”

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Số anh em còn lại của trung đội tôi, cùng Đại đội 317 dũng mãnh xông lên tiêu diệt địch. Đến 4 giờ 30 phút ngày 7/5, đơn vị tôi đã chiếm được đồi A1 rồi cùng đơn vị khác nhanh chóng đánh chiếm cứ điểm A3.

Sau này, nghe đồng đội kể lại, sáng hôm sau, mọi người tìm thấy tôi nằm bất tỉnh, bên cạnh là bụi tre già bật gốc. Rất may, khi tôi bay lên bụi tre không đập dính người, đất đá lấp còn hở mặt mũi. Thấy tôi mình đầy bùn máu, nhưng còn thoi thóp thở, anh em cứu thương đưa vào trạm sơ cứu. Chiều 7-5, tôi tỉnh lại, tai điếc đặc không nghe thấy gì. Tôi thấy người chiến sĩ cứu thương giơ tay ra hiệu, lúc đó mới biết đồi A1 đã bị quân ta tiêu diệt. Chập tối hôm đó, tôi cũng được biết tin quân ta tiêu diệt bắt sống toàn bộ địch ở Mường Thanh và cả tin quân ta bắt sống tường Đờ Cát...” - Cụ Du hồi tưởng thời khắc lịch sử.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Kể đến đây, cụ đứng dậy đi đến gần cái tủ búp-phê đã cũ. Lấy trong túi áo một chiếc chìa khoá con con, cụ mở cánh tủ cọt kẹt, lấy ra một tấm khăn dù.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Chợt nhớ đến điều gì, cụ đứng lên đi vào gian buồng ngủ. Khi trở ra, trên tay cầm một chiếc áo măng-tô xám đã bạc màu thời gian. Trong lúc cụ tỉ mẩn đóng từng chiếc cúc, ông Dũng - con trai cụ kể lại: “Đầu tháng 5/2004, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã bố trí chiếc một ô tô con chở 4 cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có bố tôi, cùng 1 lái xe, 1 cán bộ lo công tác hậu cần và 1 cán bộ quân y lên Điện Biên dự Lễ kỉ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Ký ức “56 ngày đêm” của cựu chiến binh 98 tuổi

Không chỉ chiếc khăn dù, áo măng-tô, còn vô vàn kỷ niệm và câu chuyện cụ Du kể lại vẫn còn in rõ trong đầu chúng tôi. 3 giờ đồng hồ trò chuyện cứ thế trôi qua, trời lúc này đã sẩm tối, gác lại câu chuyện, chào tạm biệt cụ ra về, cụ dặn dò lúc nào rảnh hãy tới thăm, cụ sẽ tiếp tục kể cho chúng tôi nghe về một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc, về thời kỳ mà “9 năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.

Phương Thuý - Bảo Thoa

5:26:04:2024:07:38 GMT+7

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM