Cập nhật:  GMT+7

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn LaLễ hội Hết Chá là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống lâu đời của người Thái trắng. (Ảnh Trần Thắng)

Lễ hội Hết Chá là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống lâu đời của người Thái trắng. Lễ hội Hết Chá chính là phần lễ với các nghi thức mang đậm màu sắc tín ngưỡng của người Thái trắng.

Nghi lễ chính trong Lễ hội Hết Chá là: Chủ lễ và các thầy mo làm thủ tục cúng thổ thần, thần linh, thần cây đa, sư phụ “hết chá” để báo cáo việc tổ chức lễ hội; nghi lễ rước hoa mạ, hoa ban và cây nêu về với sân khấu chính.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn LaLễ hội Hết Chá là lễ tạ ơn của những người được thầy cúng chữa cho khỏi bệnh, lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi, thần thổ địa đã giúp cho con người sống ở trần gian

Lễ hội Hết Chá là lễ tạ ơn của những người được thầy cúng chữa cho khỏi bệnh, lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần sông, thần núi, thần thổ địa đã giúp cho con người sống ở trần gian duy trì được cuộc sống và cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Trò chơi tập trâu cày ruộng.

Từ thời xa xưa, người dân tộc Thái nghèo khó, ốm đau không có thuốc thang chữa trị, cơ cực cam chịu sự khó khăn đôi khi chỉ hy vọng vào số phận. Nhưng với ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết đồng tâm cộng khổ trong khó khăn, ốm đau bệnh tật, ai biết lấy thuốc Nam thì dùng cây thuốc Nam để chữa trị, ai biết cúng thì cúng để giải tỏa về tinh thần. Khi đó thầy cúng (Mọ Mun) cúng chữa bệnh cho Nhân dân. Những người được thầy cúng cho khỏi bệnh thì được thầy cúng nhận làm con nuôi.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn LaTrò diễn dân gian trong Lễ hội Hết Chá. (Ảnh Trần Thắng).

Theo phong tục, trước Tết âm lịch, các con nuôi mang lễ đến tạ ơn thầy cúng. Nhưng vì công việc gần Tết bận rộn, thầy cúng chưa tổ chức ăn Tết sum họp các con nuôi được, phải qua Tết mới tổ chức ăn Tết. Lễ hội thường được tổ chức vào mùa Xuân, thời điểm nông nhàn, thông qua việc tổ chức Lễ hội Hết Chá, đó là dịp thầy cúng, các con nuôi và dân bản gặp gỡ nhau, cùng vui chơi.

Mâm lễ được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo để thần linh, thổ địa chấp nhận thì việc tiến hành Lễ hội Hết Chá được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật cúng gồm có 1 con ngan luộc, 1 con gà trống luộc, 1 con lợn, xôi trắng, rượu, trứng, vải khít, vải bông địa phương, chén uống rượu, tiền mặt. Tất cả được bày trên mâm, mỗi mâm đặt 1 miếng vải địa phương vuông, đổ lên trên miếng vải khoảng 3kg gạo nếp và giữa mâm để 2 bát con mới đầy gạo, 2 vòng tay bằng bạc trắng, 2 quả trứng gà mới đẻ, 2 cây nến bằng sáp ong; 10 cây nến con, 10 bông hoa bằng bông vải, được đặt vào bát xếp lên mâm. Cạnh mâm đặt 1 chai rượu và 6 cái chén, dưới mâm để 1 chai rượu trắng, 1 cái đĩa và 4 cái chén để thầy cúng sử dụng khi làm lễ.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Các thầy cúng thực hiện nghi lễ.

Nghi lễ chính trong Lễ hội Hết Chá là: Chủ lễ và các thầy mo làm thủ tục cúng thổ thần, thần linh, thần cây đa, sư phụ “hết chá” để báo cáo việc tổ chức lễ hội; nghi lễ rước hoa mạ, hoa ban và cây nêu về với sân khấu chính.

Các thầy mo sẽ làm lễ báo cáo với thần linh về việc tổ chức lễ hội và cầu xin sự phù hộ cho cộng đồng. Sau đó, nghi thức dâng lễ vật được tiến hành, gồm cơm, cá, rượu cần, sản vật địa phương, thể hiện lòng thành kính và sự tri ân sâu sắc. Đây cũng là thời khắc mà dân làng tin rằng lời cầu nguyện của họ sẽ được thần linh chứng giám, ban phước lành cho cuộc sống ấm no.

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn LaNhững món ẩm thực đặc sắc tại Lễ hội Hết Chá được bà con chuẩn bị. (Ảnh Trần Thắng)

Nếu phần lễ mang màu sắc linh thiêng, thì phần hội diễn ra với các hoạt động nhằm mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái trong quá trình dựng bản, dựng mường, xây dựng đời sống mới. Những trò diễn dân gian dí dỏm, vui nhộn mang nhiều ý nghĩa nhân văn được tái hiện trên sân khấu, như: Tích truyện tập trâu cày ruộng, đi hái rau rừng, trò đi xúc cá, một chuyến đi săn...

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vòng xòe ngày hội.

Bên cạnh đó, là những điệu xòe uyển chuyển, nhịp nhàng, duyên dáng hòa cùng tiếng trống, chiêng rộn rã tạo nên nhiều ấn tượng cho du khách. Sau tất cả, tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, những điệu múa xòe uyển chuyển đến những trò chơi dân gian sôi động, Lễ hội Hết Chá khép lại bằng vòng xòe đoàn kết, bà con dân bản cùng du khách mọi miền tay nắm tay trong điệu xòe Thái.

Minh Anh (Báo Dân tộc và Phát triển)


Minh Anh (Báo Dân tộc và Phát triển)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Gỡ khó cho người làm du lịch

Gỡ khó cho người làm du lịch
2025-03-31 08:38:00

Chủ trương để người dân cùng làm du lịch, cùng hưởng lợi từ du lịch của tỉnh được sự đón nhận và hưởng ứng của người dân, góp phần cho sự sôi động và phát triển của ngành công...

Sắc màu Bắc Sơn - “Đây núi rừng chiến khu”

Sắc màu Bắc Sơn - “Đây núi rừng chiến khu”
2025-03-28 10:20:00

Bắc Sơn từ lâu đã trở thành một địa điểm không thể bỏ lỡ của du khách trên hành trình khám phá mảnh đất xứ Lạng. Đây là địa danh lịch sử, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổi...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long